Quy trình của hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm phổ biến nhất

Rate this post

Vậy chúng ta nên làm gì để hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả vừa có thể phát triển bền vững vừa có thể bảo vệ môi trường? câu hỏi này sẽ phần nào được giải đáp trong bài viết bên dưới, mời các bạn cùng đón xem.

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng không chỉ tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu người dân ven biển mà còn góp phần phát triển các cơ quan xí nghiệp và tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua hoạt động xuất khẩu. Nhưng chính vì sự phát triển của ngành như vậy dẫn đến một số hệ lụy mà chúng ta cần quan tâm và khắc phục, chính là môi trường bên ngoài trại nuôi tôm, chất thải dơ bẩn thường không được quản lý tốt sẽ làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái ven biển. Điều này không chỉ tác động lên môi trường đất mà còn lên các giá trị tài nguyên ven biển, bao gồm cả các trại nuôi tôm. Việc tái sử dụng ao bị ô nhiễm hay đổ đống ra môi trường xung quanh sẽ tạo điều kiện làm cho nguồn nước ô nhiễm và tác động lên các hoạt động ven biển.

Hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm
Hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm

Nghề nuôi tôm đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế Việt Nam?

Nghề nuôi tôm ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân góp phần thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa đất nước. Ở vùng biển, nhân dân thường nuôi tôm sú, tôm thẻ và tôm hùm, ở vùng đồng bằng người ta thường nuôi tôm càng xanh. Có thể nói, tôm là loại thực phẩm quý và có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt đối với sức khỏe của chúng ta.

Trong năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang tới 90 thị trường, đạt kim ngạch trên 3,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2015. Trong đó, tôm thẻ chân trắng chiếm ưu thế với 62,1% và tôm sú chiếm gần 29,5%, các loại tôm biển khác chiếm 8,3%. Và  nhờ vào việc đăng ký kết các hiệp định thương mại thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới 161 thị trường trên thế giới.
Tuy vậy, nghề nuôi tôm ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, có thể ảnh hưởng đến tính phát triển bền vững của ngành. Đó chính là các tác động về kinh tế, xã hội, môi trường và gần đây nhất là các vấn đề về rào cản chất lượng sản phẩm, tranh chấp thương mại giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu, các rào cản phi thuế quan.

Những tác động đến môi trường do nước thải nuôi tôm công nghiệp

Những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn ở các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang như Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và thị xã Gò Công khá phát triển, trình độ kỹ thuật của người nuôi và mức độ thâm canh ngày càng cao nhưng ý thức của người dân về sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm chưa cao, việc dập dịch, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường chưa được người nuôi tôm quan tâm.

Lượng nước thải sinh ra có liên quan với công nghệ sản xuất thức ăn và hệ thống nuôi tôm. Thức ăn thừa, phân tôm và quá trình chuyển hóa dinh dưỡng là nguồn gốc chủ yếu của các chất gây ô nhiễm. Trong nước thải cũng có dư lượng các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh. Nước thải mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ, photpho và các chất dinh dưỡng khác, tạo nên sự siêu dưỡng, làm nở rộ vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất cacbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm oxy hòa tan và tăng BOD, COD, H2S, ammonia và hàm lượng CH4 trong lưu vực tự nhiên.

Phần lớn sản phẩm dư thừa trong nuôi tôm tích  tụ trong bùn đáy ao, là  nguồn gây nguy hại cho con tôm  và cho hoạt động nuôi tôm do lớp bùn này rất độc, thiếu oxy và chứa nhiều chất gây hại như ammonia, nitrite, H2S, tác động trực tiếp làm tôm luôn bị căng thẳng, kém ăn, mức tăng trưởng giảm và dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn và chết hàng loạt.

Hoạt động xả thải nguồn nước trong ao và bơm bùn đáy ao trong nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ra kênh rạch tự nhiên mà không xử lý sẽ làm cho hệ thống kênh rạch bị bồi lắng, môi trường nước tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu việc xả thải diễn ra liên tục, không có thời gian gián đoạn để môi trường được phục hồi, mầm bệnh bị cắt thì mùn bã hữu cơ sẽ tích lũy làm môi trường nước trở nên phú dưỡng, nghề nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh sẽ lại càng chịu rủi ro nhiều hơn nữa. Mặt khác, hạ tầng phục vụ các vùng nuôi tôm chưa hoàn chỉnh, hệ thống thủy lợi vốn là hệ thống phục vụ cho nhu cầu canh tác nông nghiệp; nhiều khu nuôi tôm chưa có kênh cấp, kênh xả riêng biệt, thậm chí nhiều đoạn kênh bị bồi lắng, đáy kênh cao hơn đáy ao nuôi tôm. Hậu quả là mầm bệnh vẫn tồn lưu trong khu nuôi tôm khi các ao tôm bị bệnh thải nước ra môi trường bên ngoài, nên khả năng lây nhiễm rất cao.

Những rủi ro phát sinh khi nuôi tôm công nghiệp

Những vấn đề xuất hiện và ngăn cản sự phát triển của hoạt động nuôi tôm bao gồm bùng phát bệnh dịch do virus, sự xuống cấp của môi trường, triệt phá rừng ngập mặn, thiếu hụt các trại nuôi tôm giống có chất lượng. Ngoài ra, việc thay đổi môi trường tự nhiên ven biển đã làm xuất hiện những lo ngại liên quan tới chất lượng nước và đất, sự cân bằng môi trường.
Càng tăng cường hoạt động nuôi thâm canh thì nhu cầu quản lý môi trường nuôi càng cần thiết. Mức độ hủy hoại môi trường nuôi bên trong ao nuôi và bên ngoài xuất phát từ : mật độ nuôi quá cao, sử dụng nhiều thức ăn chế biến sẵn, các ao bố trí quá dày đặc, tăng chu kỳ thay nước, không có ao xử lý trước khi đưa vào nuôi…
Bên cạnh đó còn có những vấn đề như: mức độ tăng trưởng chậm của thị trường tiêu thụ, hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm thấp, mực nước ngầm trong khu vực bị hạ thấp do bơm nước ngọt quá mức, sự xuất hiện và có chiều hướng tăng lên của một số bệnh dịch lây lan trong môi trường, môi trường bị xuống cấp trong các khu vực nuôi tôm công nghiệp, chi phí thức ăn cao so với hiệu quả nuôi tôm, thiếu sự hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, chất lượng trại nuôi con giống kém, biến động giá tôm trên thị trường, chất lượng thức ăn và nguồn nước kém.

Các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm thường gặp

Các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm
Các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm

Có rất nhiều phương pháp sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là nước thải nuôi tôm chứa nhiều các chất hữu cơ. Trong xử lý sinh học bao gồm 2 hướng chính là sử dụng hệ vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và sử dụng hệ động thực vật thủy sinh để hấp thụ các chất hữu cơ.

Xem thêm bài viết : Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo

Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật trong xử lý nước thải nuôi tôm

Có một số loài vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng nhờ vậy sinh khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này được sử dụng để phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ có trong chất thải từ nước thải thủy sản. Quá trình phân hủy này được gọi là quá trình phân hủy oxy hóa sinh hóa. Một số chế phẩm vi sinh thường dùng để cải thiện môi trường nước ao nuôi tôm, cá như Super VS, BRF-2 aquakit… Thành phần sinh học của chế phẩm này gồm nhiều chủng loại vi sinh, tập hợp các thành phần men ngoại bào của quá trình sinh trưởng vi sinh; các enzyme ngoại bào tổng hợp; các chất dinh dưỡng sinh học và khoáng chất kích hoạt sinh trưởng ban đầu và xúc tác hoạt tính. Chúng có khả năng tiêu thụ các chất hữu cơ phát sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi trong ao hồ. Hay nói cách khác, chúng có tác dụng phân giải chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan từ phân tôm, các thức ăn thức ăn thừa tích tụ đáy ao nuôi, tạo được sự ổn định, duy trì chất lượng nước và cả màu nước trong ao hồ. Mặt khác chế phẩm này còn giúp giảm thiểu được các vi sinh vật gây bệnh như Vibrio, aeromonas, E.coli…, làm tăng thêm lượng oxy hòa tan trong môi trường nước ao nuôi và  giảm thiểu lượng amoniac.

Phương pháp sử dụng hệ động vật thực vật để hấp thụ các chất gây ô nhiễm.

Bản chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn. Thông thường người ta sử dụng thực vật làm các sinh vật hấp thụ các chất dinh dưỡng là nitơ và phospho, carbon để tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng sinh khối (sinh vật tự dưỡng), đó là tảo hay thực vật phù du, rong câu và các loài thực vật ngập mặn khác.
Kế tiếp trong chuỗi thức ăn là các động vật bậc một – động vật ăn thực vật. Ðiển hình của các động vật bậc một ở vùng nước ven biển là các loại ngao, vẹm, hàu các loài này có thể tiêu thụ các thực vật phù du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy. Các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng được thử nghiệm sử dụng ở các kênh thoát nước thải (Michael J. Phillips, 1995).

Trong thực tế, để đảm bảo đạt hiệu suất xử lý cao các chất ô nhiễm với chi phí vận hành tối thiểu, người ta thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, kết hợp nhiều hệ thống và các tác nhân khác nhau. Tùy theo hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải và điều kiện cụ thể của từng khu vực.

Xử lý nước thải bằng phương pháp Biogas
Xử lý nước thải bằng phương pháp Biogas

Có rất nhiều phương pháp sinh học có thể sử dụng để xử lý ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thuỷ sản ven biển, mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm riêng, xong sử dụng các hồ sinh học và các hệ thống đất ngập nước vẫn có ưu thế hơn cả xét về phương diện kinh tế lẫn môi trường, nhất là quy mô nuôi chưa cao, hệ thống nuôi còn nhỏ lẻ chủ yếu mang tính chất nông hộ chu kỳ thải từ 3 – 15 ngày/lần.

Hồ sinh học

Bao gồm một chuỗi từ 3 đến 5 hồ, nước thải được làm sạch bằng quá trình tự nhiên thông qua các tác nhân là tảo và vi khuẩn. Mối quan hệ giữa vi sinh vật, thực vật trong hồ sinh học là mối quan hệ thông qua oxy và thông qua các chất dinh dưỡng cơ bản.

Trong hồ luôn diễn ra các quá trình như quang hợp, khuếch tán oxy vào nước. Nhưng quá trình quang hợp chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng, ánh sáng chiếu vào nước phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là chiều sâu của nước và sự tồn tại hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng nhiều hay ít.
Mô hình này có thể áp dụng cho những nơi có diện tích đất lớn, để xử lý nước thải nuôi trồng thủy hải sản sẽ cho hiệu quả về môi trường và kinh tế.

Các hệ thống đất ngập nước

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ven biển diễn ra ở vùng nước mặn – lợ nên có thể sử dụng các hệ thống đất ngập nước để xử lý ô nhiễm môi trường đặc biệt là các khu vực rừng ngập mặn.

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái ở vùng đất ngập nước rất phổ biến ở ven biển Việt nam. Có thể sử dụng RNM như một bể lọc sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ từ chất thải đô thị, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Theo tính toán lý thuyết, ở điều kiện Việt Nam, 1 ha RNM mỗi năm tăng trưởng 56 tấn sinh khối và có thể hấp thụ được 21 kg nitơ, 20 kg phospho (Jesper Clausen, 2002). Theo Robertson and Phillips, 1995 để xử lý cho 1 ha nuôi tôm công nghiệp thì cần một diện tích rừng ngập mặn tối thiểu là 22 ha [15]. Rừng ngập mặn có thể hấp thụ được một lượng lớn chất hữu cơ từ hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển. Khu hệ thực vật ở hệ thống này có vai trò như sau:

– Làm giảm ánh sáng chiếu xuống mặt nước, giảm quá trình quang hợp, hạn chế sự phát triển của tảo.

– Tạo điều kiện điều hòa vi khí hậu, đặc biệt cách nhiệt trong mùa đông, nhiệt độ ở dưới cao sẽ làm tăng nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ.

– Phần ngập dưới nước có tác dụng cung cấp bề mặt cho vi khuẩn bám dính, cung cấp oxy cho quang hợp, hấp thụ chất dinh dưỡng. Phần rễ có tác dụng giúp ổn định và giảm xói mòn, tạo điều kiện cho quá trình lắng đọng bùn và tạo trầm tích.

– Bên cạnh đó, hệ động thực vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn như hàu, vẹm, cua, cá cũng là tác nhân loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ.

Ngoài ra, RNM với bộ rễ có cấu tạo đặc biệt là nơi bẫy các trầm tích có chứa các kim loại nặng, các hóa chất bảo vệ thực vật. Thực vật ngập mặn cùng với toàn bộ hệ sinh thái trong RNM là một bể lọc sinh học đối với các chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển.Trong nuôi tôm phát triển bền vững, hình thức này được khuyến khích phát triển, nhằm bảo vệ môi trường nước và hệ thống rừng ngập mặn.

Dự án xử lý nước thải nuôi tôm
Dự án xử lý nước thải nuôi tôm

Xử lý nước thải nuôi tôm – Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE

Với nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE đã tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xử lý nước thải nuôi tôm đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng nhu cầu phù hợp nhất cho quý khách: Hotline 0985 802 803

Liên hệ ngay với chúng tôi

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

🏬 Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

📲 Điện thoại: 0985.802.803 - 0909.997.365

📣 Zalo: 0909.997.365

📧 Email: xulymoitruongsg.vn@gmail.com

🌎 Website: https://xulymoitruongsg.vn