Đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải, nước cấp cho dự án đang là một trong những khía cạnh không thể thiếu đối với một dự án hoạt động kinh doanh nào. Để tính một chi phí vận hành của hệ thống xử lý thì phần lớn phụ thuộc vào lượng hóa chất sử dụng định kỳ. Ngoài các hóa chất phản ứng, tạo bông ra thì các hóa chất dùng để trung hoa độ pH cũng được dùng rất phổ biến, đặc biệt là Xút (NaOH), đây là dạng hóa chất sử dụng nhiều torng các công trình xử lý nước thải có tính axit. Vậy NaOH là gì ? Ứng dụng của hóa chất này trong xử lý nước thải như thế nào ? Xem qua nội dung bài viết ngày hôm nay để hiểu rõ hơn nhé.
Tổng quan về hóa chất NaOH
Chắc hẳn nếu bạn là người trong nghề thì chắc đã quá quen thuộc khi nhắc đến Xút rồi phải không. Đây là từ gọi tắt của Natri hydroxit, có công thức phân tử là NaOH.
Natri hydroxit tinh khiết là một chất rắn có màu trắng dưới dạng viên, hạt, vảy hoặc ở dung dịch bão hòa 50%. NaOH rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí vì thế nó thường được bảo quản bằng bình có nắp đậy kín. NaOH phản ứng rất mạnh với nước và phóng ra một lượng nhiệt lớn, hòa tan trong metanol và etanol. Ngoài ra, NaOH còn có thể hòa tan trong ete và các dung môi không phân cực.
NaOH trong hóa học người ta thường gọi là Natri hydroxit, còn trong đời sống người ta thường gọi với cái tên dễ đọc như Xút hoặc Xút ăn da. Khi hòa tan trong nước, chất này trở thành một dung dịch bazo mạnh, có tính nhờ, làm bục vải, giấy và có thể bị ăn mòn da. Vào năm 1998, lượng Natri hydroxit trên toàn thế giới có đến 45 triệu tấn.
NaOH khi tiếp xúc với các chất không tương thích chẳng hạn như không khí ẩm hay hơi nước thì thường xảy ra tình trạng bất ổn, dễ bị chảy rữa.
>> Tìm đọc thêm: Xử lý nước thải xi mạ
Ứng dụng của NaOh trong xử lý nước thải
- Ứng dụng:
Xút có nhiệm vụ điều chỉnh độ pH của nước cần xử lý trong hệ thống xử lý nước thải. Khi nước thải chứa nhiều axit hoặc muối làm giảm độ pH của nước thì người ta thường dùng NaOH để trung hòa. Trước khi xử lý nước thải, người ta thường phải đưa pH về khoảng giá trị thích hợp để tiến hành xử lý, mục đích của việc tăng độ pH là để tạo ra môi trường pH thích hợp cho một vài phản ứng tạo ra, thuận lợi cho quá trình xử lý nước thải.
Khi cho NaOH thì một số hydroxit của kim loại sẽ tạo thành dạng bền hơn và dễ kết tủa hơn, dễ tạo keo hơn khi không có sự can thiệp của NaOH.
Ngoài ra, trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt hoặc một số loại nước thải có hàm lượng COD cao, nếu muốn xử lý bằng vi sinh thì bạn phải nâng độ pH trong nước lên bằng cách châm NaOH vào. Mục đích của việc này chính là đưa pH về mức thích hợp để các vi sinh có thể thuận lọi phát triển, tạo sinh khối. Khi vi sinh vật sống và phát triển thuận lợi cũng chính là việc xử lý nước thải của chúng ta đạt hiệu quả cao.
Nếu bạn đang cần hỗ trợ kỹ thuật về NaOH hoặc cần tư vấn thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải cho dự án cảu mình, xin vui lòng liên hệ với công ty SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 để được hỗ trợ thêm nhé. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết !
>> Có thể bạn quan tâm: bồn rửa tay vô trùng 1 vòi