Hệ thống xử lý nước cấp

Nước cấp là nguồn nước ngầm sau khi qua hệ thống xử lý của các nhà máy sẽ được cung cấp đến các khu dân cư qua hệ thống ống nước ngầm để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân. Nước cấp dùng cho sinh hoạt có đặc điểm là nước có độ đục thấp do đã được thẩm thấu qua nhiều tầng địa chất.

Nước ngầm chảy qua các tầng địa chất có chứa cát và đá Granite nên sẽ có một ít chất khoáng hòa tan, còn nếu nước ngầm thẩm thấu qua các tầng địa chất có đá vôi thì nước ngầm có độ cứng cao. Tuy không có ôxy hòa tan nhưng trong nước có thể có chứa các loại hóa chất như H2S, CO2,…

Nước ngầm sẽ có một ít chất khoáng hòa tan hoặc độ cứng cao
Nước ngầm sẽ có một ít chất khoáng hòa tan hoặc độ cứng cao

Các loại vi sinh vật không tồn tại trong nước ngầm là do nước ngầm thường nằm sâu trong lòng đất và không chứa oxy nên vi sinh vật không thể sinh sống và phát triển được trong điều kiện thiếu dưỡng khí được.

Nước cấp có chứa nhiều loại chất khoáng có thể hòa tan như sắt, magiê, mangan, canxi,… các khoáng chất này nếu về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người cũng như hư hỏng đến các hệ thống chứa, vì thế cần phải xây dựng một hệ thống xử lý nước cấp để xử lý các thành phần này.

Hệ thống xử lý nước cấp chuyên nghiệp do Môi trường Sài Gòn SGE thi công, lắp đặt
Hệ thống xử lý nước cấp chuyên nghiệp do Môi trường Sài Gòn SGE thi công, lắp đặt

Theo các mẫu đã được kiểm định thì các nguồn nước ngầm thường bị nhiễm các chất rắn như sắt, mangan, nước ngầm ở các vùng núi, đồi còn có thêm hàm lượng canxi khá cao. Độ pH của nước ngầm thường trong khoảng từ 4 – 4,5.

Nước ngầm khi ban đầu bơm lên thường rất trong nhưng sau khi trải qua thời gian tiếp xúc với không khí sẽ dần chuyển sang màu vàng nâu vì trong nước có chứa sắt, sắt trong nước bị ôxy hóa sẽ tạo thành màu vàng nâu đặc trưng cho nước bị ô nhiễm.

1. Công nghệ xử lý nước cấp

1.1. Xử lý nước cấp với nguồn nước đầu vào là nước sông

  • Đầu tiên cần phải xác định được khu vực nước sông nào cần lấy làm nguồn nước đầu vào, phải phân tích các chỉ số chất lượng nước, cũng như các đặc điểm riêng của từng nguồn nước.
  • Nguồn nước sông ở trên bề mặt nên thường có độ đục cao, nước bị nhiễm nhiều chất phù du lơ lửng hòa tan trong nước, ngoài ra còn có tỉ lệ chất rắn trong nước cũng khá cao, mức độ ô nhiễm của các nguồn nước trên bề mặt thường thay đỗi tùy theo mùa cũng như phụ thuộc vào khoáng hóa mà nguồn nước sông chảy qua.
  • Khi lựa chọn nguồn nước đầu vào để đưa vào hệ thống xử lý nước cấp thường nên chọn các nguồn nước không hoặc ít bị nhiễm mặn vì xử lý nước thải có độ mặn cao thường tốn nhiều chi phí đầu tư.
  • Lựa chọn các khu vực có nguồn nước ít bị ảnh hưởng nếu nguồn nước phía trên hạ lưu bị ô nhiễm. Điều kiện địa hình của dòng chảy của nguồn nước cũng là một tiêu chí cần phải lưu ý.
  • Không lựa chọn các nguồn nước gần các hệ thống cống xả thải của các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp, khu dân cư, vì nguồn nước gần khu vực này thường bị nhiễm bẩn nặng.
Sơ đồ xử lý nước cấp
Sơ đồ xử lý nước cấp sinh hoạt

Các tiêu chí cần phân tích trước khi lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp chính xác, các mẫu nước cấp cần được các đơn vị, trung tâm phân tích có chức năng thẩm định. Các chỉ tiêu phân tích như độ nhiễm mặn, độ PH của nước, tỉ lệ chất thải dạng rắn trong nước, Amoni, Asen, chỉ tiêu vi sinh vật, mangan, sắt, …

1.2. Lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp theo các tiêu chí như sau

  • Bảo đảm hệ thống phải được vận hành ổn định và đạt chuẩn.
  • Chi phí lắp đặt, vận hành cũng như bảo trì bảo dưỡng ít tốn kém.
  • Phải đầu tư hệ thống bể có chức năng chưa nước ở nguồn đầu vào dự phòng trường hợp nguồn nước đầu vào bị ô nhiễm có thể chứa được lượng nước dùng trong 1-2 ngày xử lý.
  • Có hệ thống bể chứa nước thải có thể tích có thể chứa được ít nhất 1 ngày vận hành hệ thống xử lý.

2. Quy trình xử lý nước cấp

Công ty xử lý nước cấp Môi Trường Sài Gòn SGE có nhiều năm kinh nghiệp xử lý nên chúng tôi đưa ra quy trình hệ thống xử lý như bên dưới có thể giúp quý khách hàng doanh nghiệp tham khảo trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hệ thống nào.

  • Nguồn nước từ đầu vào sẽ được đưa qua bể chứa dùng để lắng bớt các cặn lơ lửng, giảm vi trùng vi khuẩn có trong nước bằng cách thực hiện các phản ứng ôxi hóa.
  • Sau khi loại bỏ các cặn lơ lửng trong nước, nước nguồn đầu vào sẽ được đưa qua hệ thống song chắn và lưới chắn rác có tác dụng loại bỏ các chất thải rắn, các vật thể lơ lửng trong nước có kích thước nhỏ như que tăm,…
  • Nước sẽ tiếp tục được đưa qua bể lắng cát để tiếp tục xử lý cho giai đoạn tiếp theo, nếu nguồn nước có độ đục cao (>= 250 mg / l) thì các hạt lơ lửng có kích thước >= 0,2 mm và có tỷ trọng >=2,6 – các vật thể này có thể sẽ làm bào mòn các cơ cấu chuyển động và làm giảm lượng cặn bị giử lại trong giai đoạn xử lý ở bể tụ bông và bể lắng – sẽ bị giử lại ở bể lắng cát. Nước tiếp tục được đưa qua giai đoạn tiếp theo.
  • Giai đoạn này nước ở nguồn vào sẽ được xử lý bằng hóa chất có tác dụng giảm bớt sự phát triển của vi sinh vật, rong rêu tảo trong nước cũng như loại bỏ mùi hôi. Hóa chất được sử dụng trong giai đoạn này thường là CuSO, liều lượng hóa chất sử dụng tùy thuộc vào nồng độ vi sinh vật, rong rêu, độ kiềm, nhiệt độ của nước nguồn đầu vào.
  • Giai đoạn tiếp theo là oxy hóa sắt II thành sắt III, mangan hóa trị II thành sắt III, Mangan IV tạo thành các hợp chất Fe(OH), Mn(OH) kết tủa lại và lắng xuống đáy bể được lắng lại và lọc ra khỏi nước nguồn đầu vào. Quá trình lọc các hóa chất như H,S, khí CO trong nước đầu vào làm tăng độ PH của nước nhằm đẩy nhanh quá trình oxy hóa thủy phân sắt và Mangan, nâng cao hiệu quả xử lý của giai đoạn này.

– Quá trình làm thoáng làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước để thực hiện quá trình oxy hóa giúp lọc bỏ màu trong nước. Giữa 2 phương pháp làm thoáng là phương pháp đưa nước vào không khí và đưa không khí vào nước thì phương pháp đầu tiên được dùng phổ biến hơn.

  • Quá trình Clo hóa:
    • Cho Clo vào nước, kéo dài thời gian hóa chất clo trong nước để tiêu diệt vi trùng trong nguồn nước đầu vào bị nhiễm bẩn nặng.
    • Oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, mangan hòa tan để tạo thành kết tủa.
    • Oxy hóa các chất hữu cơ để lọc màu.
    • Trung hòa Amoniac thành Cloramin để diệt vi trùng , ngăn chặn sự phát triển các vi sinh vật và rong rêu trong bể lắng và bể phản ứng. phá hủy các tế bào trong vi sinh vật tạo ra các màng nhầy trên mặt trên của bể lọc giúp tăng thời gian lọc nước.
    • Do dùng Clo dùng để khử trùng, diệt vi khuẩn nên lượng Clo tăng từ 3 đến 5 lần làm tăng chi phí của hệ thống xử lý nước cấp sinh hoạt.
    • Clo khi phản ứng với các chất hòa tan khác trong nước sẽ tạo thành hợp chất Trihalomotheme là một chất gây ung thư cho con người khi sử dụng nước thành phẩm sau xử lý, do đó không nên áp dụng phượng pháp này cho các nguồn nước trên bề mặt có chứa nhiều chất hữu cơ.
Quy trình xử lý nước cấp
Quy trình xử lý nước cấp
  • Giai đoạn khuấy trộn hóa chất: Có tác dụng hòa tan và đều các hóa chất vào nguồn nước đầu vào cần xử lý, quá trình này cần phải trộn nhanh và đều phèn vào nước cần xử lý và tạo phản ứng thủy phân tạo nhân keo tụ diễn ra rất nhanh (< 1/10 s) nếu không trộn đều và liên tục sẽ không thể tạo ra đủ các nhân keo tụ, hiệu quả lắng sẽ kém, tốn kém phèn và các loại hóa chất khác dẩn đến chi phí xử lý nước cấp tăng cao.
  • Keo tụ và phản ứng hình thành bông cặn: Tạo ra các tác nhân có khả năng dính kết các hóa chất làm bẩn nước đang tồn tại ở dạng hòa tan lơ lửng thành các bông cặn để có thể lắng được trong các bể lắng và dính lại trên các bề mặt của vật liệu lọc.
  • Giai đoạn lắng: thông qua trọng lực, các bể lắng sẽ diễn ra quá trình làm lắng các hóa chất, các vật thể có hại, tác nhân gây ra ô nhiễm từ nước ở nguồn vào, lực ly tâm tác dụng vào các hạt cặn, bằng lực đẩy do các bọt khí dung bám các hạt cặn ở các bể tuyến nổi. Giai đoạn lắng cặn cùng cũng làm giảm 90 đến 95% lượng vi khuẩn có trong nước thông qua giai đoạn hấp thụ và bám vào các bông cặn.
  • Lọc: là giai đoạn không những chỉ giử lại các hạt cặn lơ lửng có kích thước lớn trong nước mà còn giử lại các hạt keo sắt, keo hữu cơ là tác nhân làm cho nước bị đục, nhiễm màu. Các hạt cặn có kích thước bé hơn sẽ bị lọc lại nhờ vào khả năng dính và hấp thụ bởi bề mặt vật liệu lọc
  • Hấp thụ chất gây mùi, làm nước bị nhiễm màu: bằng cách sử dụng các hạt bột than hoạt tính có tính năng hấp thụ các phân tử khí và các hóa chất ở dạng lỏng hòa tan trong nước là tác nhân chính làm nước có màu và có mùi. Có 2 phương pháp để lọc màu và mùi trong nước.
  • Đưa nước đã xử lý vào lọc trực tiếp tại bể lọc than hoạt tính.
  • Pha loãng bột than hoạt tính đã được tán nhỏ dạt kích thước cực nhỏ cùng với phèn vào bể chưa nước nguồn đầu vào để hấp thụ các hợp chất hữu cơ gây ra màu và mùi.

Hình ảnh thực tế về các dự án xử lý nước cấp đã được Môi trường Sài Gòn SGE thực hiện:

Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đây từ Môi Trường Sài Gòn SGE sẽ giúp quý doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có nhu cầu cần có thể phần nào nắm rõ các thông tin cơ bản của hệ thống xử lý nước cấp, hệ thống xử lý nước thải. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

    Hệ thống lọc nước tinh khiết

    Bạn tìm kiếm một nhà cung cấp một hệ thống lọc nước tinh khiết để sử dụng hoặc phục vụ cho nhu cầu của...

    hệ thống lọc nước ro

    Hệ thống lọc nước RO

    Hệ thống lọc nước RO được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất nước uống đóng chai, dùng để pha chế nước...

    Hệ thống lọc nước thô cho hộ gia đình

    Hệ thống lọc nước thô là gì ? Nó có cấu tạo ra sao ? cơ chế hoạt động như thế nào ? Bài...

    hệ thống lọc nước đầu nguồn

    Hệ thống lọc nước đầu nguồn

    Đầu tư một hệ thống lọc nước đầu nguồn cho gia đình của bạn là việc làm vô cùng cần thiết, đặc biệt là...

    xử lý nước mặn

    Hệ thống xử lý nước lợ, nước nhiễm mặn chất lượng nhất

    Ngày nay, vì sự thay đỗi khí hậu nên mạch nước ngầm và nước trên bề mặt đang ngày càng bị xâm thực bởi...

    xử lý nước thải sinh hoạt

    Hệ thống xử lý nước sinh hoạt gia đình chuyên nghiệp

    Hiện nay trên nhiều gia đình trên địa bàn Thành Phố lớn hay các tỉnh nhỏ lẻ điều gặp một vấn nạn chung là...

    Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp

    Thông tin về hệ thống xử lý nước công nghiệp đạt chuẩn

    Hệ thống xử lý nước công nghiệp đạt chuẩn là phương pháp chuẩn nhất để giúp người dân có thể bảo vệ an toàn...

    Hệ thống lọc nước hộ gia đình

    Xử lý nước gia đình

    Ngày nay, hầu hết các gia đình đều rất chú trọng đến vấn đề an toàn và ý thức bảo vệ sức khỏe nhiều...

    Hệ thống xử lý nước máy

    Hệ thống xử lý nước máy với chất lượng với chi phí tối ưu nhất

    Công đoạn xử lý nước máy trước khi nước máy được truyền dẫn đến người tiêu dùng là một trong những công đoạn quan...

    xử lý nước nhiễm phèn

    Hệ thống xử lý nước nhiễm phèn chuyên nghiệp tại TPHCM

    Hầu hết các nguồn nước hiện nay đều rất dễ bị nhiễm phèn vì lượng sắt có trong nước quá cao. Song song với...

    hệ thống xử lý nước cấp

    Quản lý chất lượng hoạt động xử lý nước cấp

    Công ty môi trường Sài Gòn SGE chuyên tư vấn giải pháp, thiết kế, thi công, cải tạo hệ thống xử lý nước cấp dùng trong sinh...

    hệ thống lọc nước giếng khoan

    Tìm hiểu về các giải pháp lọc nước giếng khoan gia đình như thế nào

    Hiện tại nguồn nước ngầm ở nước ta ở nhiều nơi vẫn đang là nguồn nước sử dụng chính dùng trong sinh hoạt thường...

    dây chuyền lọc nước tinh khiết

    Dây chuyền lọc nước

    Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết Công Ty Môi Trường SGE chuyên tư vấn, thiết kế, thi công, cải tạo hệ thống xử lý nước...

    Hệ thống xư lý nước cấp

    Công ty xử lý nước cấp

    Hệ thống xử lý nước cấp là thật sự cần thiết để bảo đảm cho chất lượng nước sau quá trình xử lý phải đảm...

    xử lý nước giếng khoan

    Hệ thống xử lý nước giếng khoan

    Với việc các hộ gia đình vẫn còn sử dụng nước giếng khoan để sử dụng sinh hoạt trong nhà thì việc xử lý...