Bể tuyển nổi trong xử lý nước thải là một loại bể có chức năng tách và loại bỏ các chất rắn hòa tan từ chất lỏng dựa trên độ tan của khí áp. Bài viết ngày hôm nay, công ty xử lý môi trường SGE chúng tôi xin mời các bạn cùng theo dõi thêm về Bể tuyển nổi DAF, một loại bể cần thiết trong bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải hiện nay.
Nội dung chính của bài viết
Bể tuyển nổi DAF là gì ? Nguyên tắc hoạt động ra sao ?
DAF (viết tắt của cụm từ Dissolved Air Flotation), đây là một loại bể tuyển nổi dùng để tách các chất rắn hòa tan chẳng hạn như các hạt rắn từ hỗn hợp chất lỏng, các chất dầu mỡ,… Khi bể tuyển nổi DAF hoạt động, không khí sẽ được hòa tan dưới áp lực và được bơm trực tiếp vào bể. Khi vào bể, không khí áp suất cao sẽ tiến hành kết hợp với chất lỏng để trở thành hiện tượng siêu bão hòa kết hợp với các bóng khí kích thước siêu nhỏ.
Các bong bóng li ti dưới tác dụng của lực hấp dẫn sẽ bám vào các phân tử rắn lơ lửng trong nước và nổi lên bề mặt để tạo thành lớp bùn mỏng. Các hạt lớn hơn sẽ lắng xuống đáy hồ, hạt này sẽ gom lại và được hút ra ngoài bằng máy hút bùn.
Bể tuyển nổi có ứng dụng ra sao ?
– Bể tuyển nổi DAF được ứng dụng khá rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp của nhiều ngành sản xuất như xi mạ, dệt nhuộm, hóa chất, thực phẩm,… và nhiều ngành khác.
– Bể tuyển nổi có qúa trình tương tự như tuyển hòa tan và tuyển nổi bọt được ứng dụng nhiều trong các ngành chế biến khoáng sản.
– Trong một số ngành nguyên nhân gây cháy nổ có thể là do không khí thì phương pháp tuyển nổi hòa tan được áp dụng, phương pháp này không dùng không khí mà dùng các loại khí khác như khí nito để tạo bong bóng.
Bể tuyển nổi DAF lắp đặt ở vị trí nào ?
Việc lắp đặt bể tuyển nổi DAF ở vị trí nào thì cũng tùy thuộc vào từng hệ thống xử lý nước thải, người thiết kế hệ thống cần nắm rõ tính chất nguồn thải để phát huy tốt nhất vai trò của bể tuyển nổi trong hệ thống.
Trong một số hệ thống xử lý nước thải, lắp đặt bể tuyển nổi thường được lắp đặt ở giai đoạn đầu trước khi nước thải vào hệ thống xử lý, ngay sau hệ thống tiền xử lý nhằm loại bỏ các loại chất béo, dầu mỡ. Trong một số trường hợp bể tuyển nổi được lắp đặt ở đầu bể sinh học nhằm giảm tải các chất ô nhiễm.
Ngoài ra, trong một số trường hợp bể tuyển nổi được lắp sau cùng của hệ thống với mục đích làm trong nước.
Bể tuyển nổi giúp tăng hiệu quả của quá trình lắng, theo nghiên cứu bể tuyển nổi có hiệu suất cao gấp 5 lần so với bể lắng, qua đó giúp tiết kiệm thời gian cũng như công sức xây dựng.
Những ưu và nhược điểm của bể tuyển nổi DAF
- Ưu điểm:
– Thứ nhất, có thể loại bỏ phần lớn hàm lượng các chất rắn lơ lửng, hiệu suất xử lý lên đến 95%.
– Thứ hai, loại bỏ được các hạt cặn hữu cơ lơ lửng khó lắng.
– Thứ ba, có thể giảm được thời gian lắng, giảm dung tích bể so với các công trình hay các bể lắng khác.
– Thứ tư, bụn cặn thu có được độ ẩm thấp, bạn có thể tái sử dụng.
– Thứ năm, quá trình tuyển nổi thực hiện kết hợp sử dụng hóa chất keo tụ, mang lại hiệu quả cao.
- Nhược điểm:
Chi phí đầu tư cho bể tuyển nổi khá cao, bảo dưỡng thiết bị phức tạp, nhân công vận hành đòi hỏi phải có kinh nghiệm và kỹ thuật cao. Ngoài ra, cấu tạo của bể cũng khá phức tạp, quá trình kiểm soát áp suất tương đối khó khăn.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, mọi thông tin cần được hỗ trợ cũng như cần tư vấn thêm, các bạn vui lòng liên hệ với công ty môi trường SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 để được giải đáp mọi thắc mắc nhé.
>> Tìm đọc thêm bài viết khác: Bồn rửa tay tiệt trùng y tế 2 vòi