Xử lý nước thải bằng phương pháp điện phân hiện nay liệu có hiệu quả như những gì mà nhiều người biết đến. Các bạn hãy cùng với công ty xử lý môi trường SGE chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Nội dung chính của bài viết
Xử lý nước thải bằng phương pháp điện phân là gì ?
Đây có thể nói là phương pháp xử lý không mới, tuy nhiên để tối ưu mang lại hiệu quả cao thì cần có sự nghiên cứu sâu. Trong việc loại bỏ kim loại nặng khỏi dòng thải thì kết tủa kim loại nặng dưới dạng hydroxide được xem là phương pháp hiệu quả nhất. Phương pháp này được áp dụng phổ biến bằng cách cho các hóa chất keo tụ chẳng hạn như phèn nhôm hoặc phèn sắt vào, sau đó điều chỉnh độ pH của nước thải để loại bỏ các chất ô nhiễm dưới dạng các bông cặn keo tụ. Tuy phương pháp nỳ hiệu quả nhưng giá thành lại khá cao do sử dụng các hóa chất. Bên cnah5 đó, việc thêm hóa chất vào nước thải mang đến các sản phẩm phụ, trở thành chất ô nhiễm thứ cấp.
Phương pháp keo tụ điện hóa được đánh giá là một kỹ thuật hiệu quả nhằm loại bỏ các thành phần ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp. Qúa trình vận hành cũng khá đơn giản, năng lượng tiêu thụ hợp lý, lượng bùn hình thành thấp, không tạo ra các sản phẩm phụ trong quá trình xử lý, từ đó cho thấy phương pháp này có tiềm năng thay thế các phương pháp xử lý hiện đại, khả năng áp dụng vào thực tế cao.
>> Mời bạn xem thêm: Bồn rửa tay tiệt trùng
Đặc điểm của phương pháp điện phân trong xử lý nước thải
Xử lý nước thải bằng phương pháp điện phân là phản ứng giải phóng oxy hóa rất nhạy đối với sự thay đổi về thành phần và cấu trúc trên bề mặt điện cực, rất quan trọng trong quá trình điện phân. Nó được xem là phản ứng phụ trong quá trình oxy hóa phenol hoặc các chất hữu cơ khác, qua dó sẽ làm giảm hiệu suất dòng.
Mật độ dòng tăng sẽ làm giảm hiệu suất oxy hóa phenol, khi mật độ dòng tăng, điện thế điện cực vì thế cũng tăng lên và lượng oxy giải phóng cũng tăng hơn.
Phương pháp điện hóa trong xử lý nước thải mang lại hiệu quả xử lý cao và giải quyết được các chất độc hại có trong nước. Tuy nhiên, việc áp dụng đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu và có sự hiểu biết nhất định về kỹ thuật cũng như quá trình vận hành hệ thống.
Mô hình chạy xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ điện hóa
Keo tụ điện hóa là một phương pháp xử lý hiệu quả để loại bỏ kim loại nặng trong nước thải thông qua quá trì cộng kết tủa, các phản ứng diễn ra trên bề mặt điện cực cùng các phản ứng diễn ra trong dung dịch.
Mật độ dòng điện và thời gian lưu là 2 yếu tố góp phần quan trọng, không chỉ mang đến hiệu suất xử lý, còn ảnh hưởng đến lượng điện tiêu thụ khi xử lý nước thải với phương pháp keo tụ điện hóa.
Thông thường độ pH tối ưu để xử lý tất cả các kim loại là 5, để xử lý đạt được QUVN 40:2011/BTNMT, cường độ dòng điện phường ở mức 9,4 Ma/cm2, và thời gian xử lý tối thiểu là 30 phút. Kết quả này gần với kết quả tối ưu hóa khi thực hiện bằng phương pháp thực hiện.
Phương pháp keo tụ điện hóa là phương pháp khả thi, có khả năng xử lý hiệu quả các kim loại nặng trong các loại nước công nghiệp với hiệu suất đạt 99%. Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp này trong thực tế, cần cân nhắc thêm về các dữ kiện về nồng độ các kim loại nặng đầu vào, các chỉ tiêu hóa lý để chọn các thông số vận hành và kết hợp với nhiều phương pháp khác nhằm đạt hiệu suất xử lý tốt nhất, có tính kinh tế cao.
Nếu cần được hỗ trợ và tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ với công ty xử lý môi trường SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 để được tư vấn thêm nhé.
>> Mời bạn xem thêm: Công nghệ màng lọc MBR