Hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Rate this post

Hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản là một trong những hệ thống xử lý nước thải khó vận hành và thi công nhất mà công ty Môi Trường Sài Gòn SGE đã thi công và vận hành đạt được kết quả khả quan cho các doanh nghiệp có nhu cầu trên thị trường TPHCM nói riêng và cả nước nói chung.

Thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tỷ lệ diện tích nước mặt nuôi trồng thủy sản tăng mạnh từ những năm 2000 với tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là gần 650 nghìn ha cho đến 1050 nghìn ha vào năm 2013. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch không được thực hiện triệt để, nuôi trồng thủy sản hiện tại đang phát triển tự phát, quy mô và phương thức nuôi đa dạng, không được tập huấn, hướng dẫn đầy đủ, trang thiết bị tự mua sắm còn thô sơ, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Ảnh hưởng của nước thải nuôi trồng thủy sản đã được đánh giá từ lâu tuy nhiên chưa có giải pháp nào thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, cần đưa ra các phương án hiệu quả để nghiên cứu xây dựng các hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản.

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Tính chất và thành phần trong nước thải chưa qua hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Trong nước thải nuôi trồng thủy sản gồm có: lượng thức ăn dư thừa, xác của một số đối tượng thủy sản nuôi, chất thải của cá loại thủy sản nuôi…nên nước có màu và mùi rất khó chịu, lượng oxy trong nước thấp vì vậy sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi sẽ chậm nguy cơ gây nguồn bệnh cao. Không những nước thải nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến chính thủy sản mà còn tác động không tốt đến sức khỏe của con người.

Tính chất nước thải nuôi cá

Nước thải nuôi cá chủ yếu là do nguồn hữu cơ chứa trong thức ăn dư thừa hòa tan trong nước. Cá chỉ hấp thụ khoảng 17% lượng thức ăn còn 83% lượng thức ăn hòa tan trong nước sẽ phân hủy thành chất hữu cơ.
Do phân cá thải ra, rác trong ao nuôi đọng lại nơi đáy nên lượng COD, BOD, N và các vi sinh vật gây bệnh phát triển nhanh. Nguồn nước thải này nếu không xử lý kịp thời mà thải ra môi trường sẽ gây phú nhưỡng hóa nguồn tiếp nhận hay xảy ra hiện tượng tảo nở hoa. Bên cạnh đó, nước thải còn chứa lượng hóa chất tồn dư như kháng sinh dùng cho cá, thuốc sát trùng ao…

Tính chất nước thải nuôi tôm

Trong nước thải nuôi tôm có chứa một hàm lượng lớn chất Nitơ, Phốt pho và một số chất khác. Hợp chất Carbonic, chất hữu cơ sẽ làm giảm oxy và tăng hàm lượng COD, BOD, Sulfit hydrogen, Amoniac và hàm lượng Metan có trong nước thải. Một trong những nguyên nhân khác là do bùn ở các khu vực lân cận khác gây ảnh hưởng.

Có lẻ bạn sẽ thích bài viết : Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản

Thành phần có trong nước thải nuôi trồng thủy sản
Thành phần có trong nước thải nuôi trồng thủy sản

Các giải pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Nước thải sản sinh ra sau quá trình nuôi trồng thủy sản có chứa nhiều chất độc hại đối với môi trường cũng như con người do vậy các giải pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản phải được đặc biệt xem trọng và đầu tư một cách nghiêm túc. Các giải pháp đó bao gồm như sau:

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng hệ vi sinh vật

Giải pháp này sử dụng các loại vi sinh, các thành phần men ngoại bào của quá trình sinh trưởng vi sinh, enzyme tổng hợp, các dưỡng chất sinh học có tác dụng phân giải các hợp chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan trong nước thải, để tạo sự ổn định chất lượng nước sau khi xử lý bao gồm 2 loại

  • Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng phương pháp hiếu khí :
  • Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng phương pháp kỵ khí

>> Xem chi tiết tại bài viết hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Sử dụng hệ động thực vật

Các công ty môi trường thường dùng các loại thực vật phù du, tảo hay rong rêu để hấp thụ các hóa chất như nitơ, phốtpho và carbon,…có trong nước thải để tăng sinh khối. Ngoài ra, người ta còn dùng các động vật ở vùng nước ven biển như nghêu, sò huyết, hàu,…để tiêu thụ thực vật phù du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy hay các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối, cá rô phi,…

Giải pháp sư dụng đất ngập nước

Là giải pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản có thể dùng ở nơi có nhiều đất trống, mặc dù hiệu quả xử lý không cao bằng 2 phương án trên. Bên cạnh đó rừng ngập mặn còn được dùng tương tự như bể lọc sinh học các hóa chất gây ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển.

Công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải nuôi trồng thủ sản của SGE :

Công nghệ xúc tác điện hóa được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản chứa nồng độ muối, chất hữu cơ, các ion kim loại nặng, kiềm cao, axit, các hợp chất lưu huỳnh,..Công nghệ này sử dụng phản ứng oxi hóa của nhóm gốc tự do hydroxyl (OH) với phản ứng rất mạnh trong thời gian ngắn. Hầu hết các chất hữu cơ đi qua hệ thống nhanh chóng được chia thành cacbon dioxit và các ion hữu cơ, vô cơ nhỏ hơn thông qua quá trình oxi hóa.

Phương pháp này có nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản , cùng với thiết kế công nghệ tối ưu, vận hành đơn giản lại tiết kiệm chi phí sẽ góp phần hiệu quả xử lý các thành phần gây ô nhiễm có trong nước nuôi trồng, đảm bảo nguồn nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng QCVN 01 -80:2011/BTNMT

Công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa
Công nghệ phản ứng xúc tác điện hóa

Ưu điểm của công nghệ

– Cải thiện độ trong của nước
– Vận hành thiết bị đơn giản, tiết kiệm chi phí, tái sử dụng và chỉ cần làm sạch định kỳ
– Giảm thiểu mùi khó chịu của nước
– Hỗ trợ tăng tuổi thọ cho các thủy sản trong ao qua đó nâng cao hiệu quả cho việc nuôi trồng
– Quy trình xử lý trực tiếp mà không tổn hại đến việc nuôi trồng
– Khử độc các chất có hại như NH3, NO2- để giúp thủy sản có thể sống khỏe mạnh và môi trường nước trong sạch
– Phá vỡ protein và các chất dinh dưỡng, làm giảm mức hữu cơ tổng thể trong nước
– Giúp giảm thời gian khởi động bể và ngăn ngừa hội chứng bể ao mới

Giải pháp công nghệ biofloc (BFT)

Công nghệ biofloc được Giáo sư Yoram Avnimelech khởi xướng ở Israel và do Robins McIntosh thực hiện đầu tiên trong nuôi tôm thương phẩm ở Belize, Indonesia.

Hệ thống biofloc được phát triển để nâng cao khả năng kiểm soát môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Thông thường, nuôi tôm với mật độ cao cần phải có một hệ thống xử lý chất thải. Hệ thống biofloc cho phép các chất thải hữu cơ và quần thể vi sinh vật tồn tại trong ao nuôi. Thông qua quá trình xáo trộn nước và sục khí để duy trì sự hiện diện của các hạt floc, chất lượng nước được đảm bảo.

Công nghệ BFT giải quyết 2 vấn đề:

Hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng xử lý nước ao nuôi.
Sử dụng Biofloc làm thức ăn bổ sung tại chỗ cho đối tượng nuôi. Do đó, BFT làm giảm chi phí thức ăn và được coi là giải pháp để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp. Chất lượng dinh dưỡng của biofloc rất tốt cho tôm cá nuôi, nhưng chúng rất biến động. Hàm lượng protein khô trong biofloc chiếm khoảng 25-50%, phần lớn nằm trong khoảng 30-45%. Chất béo chiếm từ 0.5-15%, thông thường nằm trong khoảng 1-5%. Chất lượng dinh dưỡng của biofloc khô rất tốt, nhiều thử nghiệm cho thấy có thể thay thế đến 30% protein trong thức ăn tôm.

Hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản của Công ty SGE

Với nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE  đã tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải phù hợp nhất cho quý khách: Hotline 0985 802 803

Liên hệ ngay với chúng tôi

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

🏬 Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

📲 Điện thoại: 0985.802.803 - 0909.997.365

📣 Zalo: 0909.997.365

📧 Email: xulymoitruongsg.vn@gmail.com

🌎 Website: https://xulymoitruongsg.vn