Đối với các doanh nghiệp dù đã đi vào hoạt động hay chưa thì việc lập hồ sơ môi trường là rất cần thiết. Vậy đối với các doanh nghiệp thì cần phải lập những loại hồ sơ nào trước và sau khi đi vào hoạt động ? Mục đích lập của các loại hồ sơ này là gì ? Xin mời các bạn hãy cùng theo dõi qua nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Nội dung chính của bài viết
Hồ sơ môi trường là gì ? Bạn biết hay không ?
Hồ sơ môi trường bạn có thể hiểu là tập hợp những giấy tờ, tài liệu liên quan đến lĩnh vực môi trường tại dự án. Mục đích của việc lập hồ sơ chính là giúp cho dự án của odanh nghiệp đi vào hoạt động mà không ảnh hưởng đến môi trường cũng như giúp dự án hoạt động không sợ bị vi phạm pháp luật. Ngoài ra, việc lập hồ sơ cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được thực trạng nguồn thải ô nhiễm, xem xét nguồn thải nào vượt mức ô nhiễm, qua đó có phương án, biện pháp ngăn chặn và giải quyết một cách triệt để, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ngoài những vấn đề trên, lập hồ sơ giúp doanh nghiệp và cơ quan chức năng có thể phát hiện và kiểm soát được ác yếu tố độc hại tồn đọng trong môi trường, qua đó có biện pháp giải quyết phù hợp nhất. Không chỉ mang tính pháp lý, hồ sơ môi trường khi lập còn mang tính chiến lược, giúp doanh nghiệp hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tại cơ sở hoạt động ản xuất, qua đó doanh nghiệp lên phương án bảo vệ môi trường trước và sau khi dự án đi vào hoạt động.
Vậy những loại hồ sơ nào mà doanh nghiệp cần tiến hành ? Xem qua bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Các hồ sơ doanh nghiệp cần lập khi chưa đưa dự án hoạt động
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Với các doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động có công suất lớn hơn hoặc bằng công suất được quy định trong nghị định 18/2015/NĐ-CP thì cần tiến hành lập đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Việc lập hồ sơ ĐTM sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường tại dự án hoạt động, đánh giá tác động nguồn thải ô nhiễm, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thu gom chất thải rắn nguy hại,… đảm bảo dự án triển khai đi vào hoạt động một cách tốt nhất, thuận lợi nhất có thể.
- Kế hoạch bảo vệ môi trường
Cũng giống ĐTM, lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp, dự án chưa đi vào hoạt động nhưng với công suất nhỏ hơn quy định II của nghị định 18/2015/NĐ-CP.
Đối với các dự án kinh doanh mở rộng quy mô, dự án đầu tư mới hoặc nâng công suất, các dự án không nằm trong đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường ĐTM thì cần phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường. VIệc đăng ký này thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Một số hồ sơ doanh nghiệp cần lập sau khi đã đi vào hoạt động
Ngoài 2 loại hồ sơ mà doanh nghiệp cần lập trước khi hoạt động, sau khi đã tiến hành dự án, doanh nghiệp cần lập thêm một số loại hồ sơ sau:
– Báo cáo công tác bảo vệ môi trường: hay còn có các tên gọi khác liên quan như báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Việc lập hồ sơ nhằm mục đích giúp doanh nghiệp có thể đánh giá thực trạng nguồn thải ô nhiễm định kỳ mỗi năm tại dự án. Đinh kỳ thực hiện hồ sơ là từ ngày 1/1 đến 31/12 và nộp trước ngày 31/1 của năm tiếp theo.
– Báo cáo hoàn thành ĐTM: tiến hành lập khi doanh nghiệp đã hoàn thành các công trình, hệ thống bảo vệ môi trường theo đúng cam kết đã đề cập trong bản ĐTM trước khi hoạt động. Việc lập hồ sơ như là quá trình xác nhận lại việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, từ đó cấp phép cho doanh nghiệp hoạt động.
– Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại: áp dụng cho những doanh nghiệp, nhà máy, các cơ sở dịch vụ sản xuất kinh doanh đang trong giai đoạn chuẩn bị đi vào hoạt động. Quy định về việc đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH như sau:
+ Lập nếu khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ 120 kg/ năm trở nên, đồng thời trong thành phần chất thải nguy hại có những yếu tố được quy định chi tiết trong QCVN 07:2009/BTNMT hoặc các chất nguy hại khó phân hủy.
+ Lập nếu khối lượng từ 0,6 tấn / năm trở lên đối với các chất thải có thành phần khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp đã đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, thì cần phải lập thêm hợp đồng thu gom CTNH theo quy định của pháp luật.
– Hồ sơ khái thác sử dụng nước mặt: thường lập cho doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến việc khai thác sử dụng nước mặt.
– Giấy phép khai thác nước ngầm: thường lập cho doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến khai thác sử dụng nước ngầm.
– Hồ sơ xả thải vào nguồn tiếp nhận: lập cho doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận.
Hi vọng với toàn bộ thông tin trên, doanh nghiệp có thể hiểu và biết được những loại hồ sơ nào mà doanh nghiệp cần lập. Nếu không xác định được dự án của mình cần tiến hành những loại hồ sơ nào thì vui lòng gọi cho công ty môi trường SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé.