Thông tin về bể xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn trong hệ thống xử lý nước.

Rate this post

Nước thải sinh hoạt trong các khu chung cư có mật độ dân cư đông đúc là nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường chính và nghiêm trọng tại các khu đô thị lớn do vậy cách thiết kế bể xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn trong một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là điều mà mọi gia đình cần phải tìm hiểu để cùng chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Bản vẽ bể xử lý nước thải sinh hoạt

Bản vẽ bể xử lý nước thải sinh hoạt
Bản vẽ của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Các bản vẽ bể xử lý nước thải sinh hoạt được thiết kế tùy thuộc vào các yếu tố đặc thù của từng dự án xử lý như kinh phí đầu tư, diện tích địa hình khu vực thi công dự án xử lý và các yếu tố bên ngoài khác. Dưới đây là môt bản vẽ về một hệ thống bể xử lý nước mà công ty chúng tôi thường hay áp dụng cho nhiều doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ.

Nguồn gốc nước thải sinh hoạt.

Nước thải sinh hoạt được thu gôm từ các bể phốt có trong nhà tắm, nhà vệ sinh và nước bẩn sản sinh sau quá trình giặt tẩy, dọn dẹp vệ sinh, nấu nước,… từ trong nhà bếp của các khu dân cư, công ty, doanh nghiệp,… nếu lượng nước này chưa thông qua quá trình xử lý mà bị xả ra ngoài môi trường, về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe con người.

Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Thuyết minh sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt 

  • Theo sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt trên thì nước thải được truyền dẫn vào hệ thống xử lý từ bể phốt và bể tách mở, qua song chắn rác, nước thải sẽ được đưa vào bể điều hòa (bể thu gôm) để được điều chỉnh lưu lượng nước thải cho phù hợp với công suất xử lý của hệ thống nước thải sinh hoạt.
  • Nước thải sẽ tiếp tục được được truyền dẫn vào hệ thống xử lý qua bể thiếu khí và bể aerotank để được xử lý tách bùn và các hóa chất độc hại, ô nhiễm ra khỏi nước thải. Bùn được tách ra ở bể lắng và được giử lại ở bể chứa bùn và phần nước thải sẽ được truyền dẫn ngược lại bể điều hòa để tiếp tục được xử lý liên tục. Nước sau khi xử lý sẽ được đưa ra bể trung gian (bể chứa) để được sử dụng lại hoặc xả ra ngoài môi trường.

>> Xem chi tiết bài viết : Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt tiêu chuẩn

Xây dựng bể xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn là như thế nào

Hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt được xây dựng bao gồm các bể như sau : bể thu gôm, bể USB (kỵ khí), bể Anoxit (thiếu khí), bể Aerotank (hiếu khí), bể lắng, bể trung gian, bể chứa,…Dưới đây là chi tiết của hệ thống bể xử lý

  • Bể thu gôm : có công dụng chứa nước thải được thu gôm từ bể phốt, hệ thống cống trong nhà vệ sinh hoặc nhà bếp trước, bể thu gôm kết hợp với song chắn rác để lọc các chất cặn, chất thải dạng rắn có kích thước lớn.
  • Bể tách mở có công dụng tách các hóa chất dạng dầu mỡ ra khỏi nước thải sản sinh ra từ nhà bếp, hoặc nhà tắm sau các hoạt động nấu bếp, tẩy rửa chén bát,…
  • Bể điều hòa được xây dựng ngay sau bể tách dầu hay bể phốt có công dụng điều hòa lưu lượng dòng chảy của nước thải. chịu trách nhiệm chính điều hòa tốc độ dòng chảy của nước thải tránh trường hợp hệ thống xử lý bị quá tải.
  • Bể UASB (xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí) là một chuổi các bể có chức năng chính là lọc các hóa chất ô nhiễm, chất cặn bả để làm sạch nước thải. Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thường ít sử dụng bể UASB hơn là hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, thường bể này cũng được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với quy mô lớn vì chi phí cho bể này cao không thích hợp cho các hệ thống nhỏ.
  • Dùng kết hợp 2 loại bể Aerotank và Anoxit có nhiều ưu điểm như : giúp cải tạo nguồn nước, phân hủy phần lớn các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, loại bỏ chất thải khó phân hủy, độc hại ra khỏi nước thải,… Ngoài ra thứ tự xây dựng giửa 2 bể này trong hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt cũng có cách sử dụng và hiệu quả không giống nhau, như là : đặt bể Anoxit ngay trước bể Aerotank thì lúc hệ thống xử lý không cần thêm chất hữu cơ, ngoài ra hàm lượng nito đầu vào thấp nên phải thường xuyên hồi lưu nước thải từ bể hiếu khí (bể Aerotank) sang bể thiếu khí (bể Anoxit).
  • Hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt sử dụng kết hợp 2 bể Anoxit và Aerotank theo thứ tự bể Anoxit đặt ngay sau bể Aerotank, lúc này dòng nước thải có thể tự chảy, không cần hồi lưu từ bể hiếu khí (bể Aerotank) sang bể thiếu khí (bể Anoxit), lúc này cần phải bổ sung thêm hợp chất hữu cơ kết hợp sục khí để loại bỏ hết khí nito có trong bể. Sự cố bùn bị nổi lên trong bể lắng là do bể không sục khí.
  • Bể lắng có công dụng tách lọc bùn ra khỏi dòng nước thải, bùn sẽ được truyền qua bể chứa bùn để được đưa ra ngoài xử lý.
    Chú ý : Đối với hệ thống xử lý nước sử dụng công nghệ màng lọc MBR thay cho công nghệ truyền thống thì các màng lọc dạng sợi MBR được thiết kế như một module màng MBR đặt trong bể MBR có thể thay thế được cho bể lắng, bể trung gian cũng như quy trình xử lý nước thải sinh hoạt này không cần quá trình khử trùng nước thải bằng hóa chất.
  • Hệ thống xử lý sử dụng công nghệ truyền thống sử dụng bể trung gian để chứa nước thải sau quá trình xử lý sẽ được khử trùng bằng hóa chất, trước khi được xả vào môi trường hoặc nguồn tiếp nhận nước thải.

Bên trên là những thông tin liên quan đến hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt.

Hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tiêu chuẩn
Hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tiêu chuẩn

Cách xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà mà bạn cần biết

Các cách xử lý nước thải sinh hoạt trong gia đình dưới đây là những cách phổ biến nhất và đạt được hiệu quả tối ưu.

  • Khử nước thải sinh hoạt bằng than hoạt tính hoặc chất tẩy rửa để lọc các loại nước thải sinh hoạt có tính axit hay bazơ.
  • Nước thải sinh hoạt từ dịch vụ chăn nuôi gia súc được sinh ra từ hệ thống chuồng trại thì cần xây dựng bể chứa sau này có thể làm bể biogas hay bể phốt, cần nên mua bột thông cống, thông bồn cầu để phân hủy các hóa chất ô nhiễm, tạp chất theo định kỳ.
  • Dùng các loại thực vật như bèo, tảo, các loài thực vật này có thể sống và phát triển trong môi trường nước bẩn đồng thời có khả năng quang hợp để tạo oxy trong nước thải.
  • Cách xử lý nước thải để hạn chế ô nhiễm đơn giản nhất mà mỗi gia đình đều có thể thực hiện được chính là phân loại rác thải đúng cách
Cách xử lý nước thải sinh hoạt trong gia đình
Cách xử lý nước thải sinh hoạt trong gia đình

Bài viết trên tổng hợp các cách xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà phổ biến nhất hiện nay, ngoài ra còn được chúng tôi tổng hợp các thông tin liên quan đến việc xây dựng hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt cho các hệ thống xử lý nước cho các ngành nghề dịch vụ và các khu dân cư ở các khu đô thị lớn. Nếu các bạn cần tìm hiểu thêm về các dịch vụ có liên quan có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline 0909.997.365 để nhận được sự tư vấn chính xác, nhanh chóng và kịp thời nhất.

Liên hệ ngay với chúng tôi

Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE với nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề đã vận hành nhiều hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đặc biệt là việc xây dựng các hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt cho nhiều khách hàng ở các vùng miền, vị trí địa lý khác nhau với thời gian, với chi phí rõ ràng, chi tiết sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiếu sót (nếu có) trong suốt thời gian vận hành của hệ thống xử lý nước thải nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cho khách hàng.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

🏬 Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

📲 Điện thoại: 0985.802.803 - 0909.997.365

📣 Zalo: 0909.997.365

📧 Email: xulymoitruongsg.vn@gmail.com

🌎 Website: https://xulymoitruongsg.vn