Thông tin cần biết về hệ thống xử lý nước thải đô thị

Rate this post

Giải pháp xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đô thị là giải pháp bắt buộc và cần thiết của các khu dân cư có mật độ dân số lớn để giảm đến mức thấp nhất tác động của con người đến môi trường sống xung quanh qua việc sản sinh nước thải sau quá trình vệ sinh tắm giặt, hoạt động cơ bản của người dân ở các khu đô thị đó.

GD&TĐ – Bộ Xây dựng cho biết với gần 1.000 đô thị nhưng hiện chỉ có khoảng 15% nước thải đô thị ở nước ta được xử lý trước khi thải ra môi trường. Như vậy, khoảng 85% nước thải đang xả trực tiếp ra môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe dân tại các khu đô thị này. Tại sao nước thải đô thị ở Việt Nam lại được xử lý ít như vậy? Và đề có được một quy trình xử lý nước thải ở khu đô thị – công nghiệp đạt tiêu chuẩn phải cần những tiêu chí gì? Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo bài viết sau để có thể hiểu rõ vấn đề này nhé.

Xử lí nước thải đô thị công nghiệp
Xử lí nước thải đô thị khu dân cư

​Nước thải đô thị là gì?

Nước thải đô thị là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các nguồn nước thải phát sinh trong đô thị. Và nguồn nước thải này có 4 thành phần chính là: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước thải thấm qua và nước thải tự nhiên.

Phân loại nước thải đô thị

Nước thải sinh hoạt (50 – 60%): Là nước thải được hình thành từ các hoạt động sinh hoạt của dân cư, trường học,trung tâm thương mại,… như: tắm rửa, ăn uống, vệ sinh hay các hoạt động bài tiết của con người,… Nguồn nước thải này thường chứa rất nhiều các tạp chất khác nhựa với 52% là các chất hữu cơ và 48% còn lại là các chất vô cơ và các vi khuẩn gây bệnh.

Nước thải sản xuất (30 – 36%): Hay còn gọi là nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy hay xí nghiệp sản xuất. Thành phần chính của loại nước thải này là các chất hữu cơ, chất vô cơ và còn chất dầu mỡ, các hợp chất lơ lửng, các chất kim loại nặng,…

Nước thải thấm qua (10 – 14%): Đây là nước mưa thấm vào các hệ thống cống rãnh bằng nhiều cách khác nhau như là thông qua các khớp nối, các ống hoặc các thành của hố gas,…

Đặc điểm của nước thải đô thị

– Phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu cũng như là đặc trưng riêng của thành phố như: số lượng dân cư, số lượng các nhà máy đang hoạt động,…

– Tính chất và lưu lượng thường sẽ thay đổi theo mùa cũng như là giữa các ngày đi làm và các ngày nghỉ.

– Lượng cát trong nước thải nhiều nên thường sẽ phải có bể lắng cát riêng.Do khối lượng xử lý lớn nên lượng bùn thải tạo ra nhiều nên cũng đòi hỏi phải có một hệ thống xử lý bùn riêng.

– Do là nguồn thải hỗn hợp của nhiều nguồn thải khác nhau như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,… nên thành phần ô nhiễm khá phức tạp và khó xử lý.

Bạn cũng sẽ thích xem bài viết : Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Tại sao cần phải làm tăng hiệu quả trong công tác xử lý nước thải đô thị?

Công tác xử lý nước thải đô thị
Hệ thống xử lý nước thải đô thị

Hệ thống xử lý nước thải đô thị giúp bảo dưỡng hệ thống thoát nước

Hiện nay, nước thải được xả thải vào hệ thống thoát nước đô thị và khu công nghiệp có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đối với mạng lưới đường ống, cống thoát nước, các trạm bơm, cửa xả và các công trình xử lý nước thải (XLNT). Các loại vi trùng gây bệnh và các chất ô nhiễm độc hại có thể ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và sự an toàn của cán bộ, kỹ sư công nhân vận hành hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải. Các thành phần có trong nước thải không được xử lý trong hệ thống xử lý nước thải có thể tạo thành những chất nguy hại tích tụ dần trong bùn thải, gây cháy nổ trên đường cống và công trình thoát nước hay tác động xấu đến quá trình làm sạch trên các công trình xử lý nước thải.

Vì vậy, cần thiết xây dựng một quy chuẩn về chất lượng nước thải sản xuất và nước thải dịch vụ xả vào hệ thống thoát nước đô thị để kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào tại điểm xả của các cơ sở xả thải vào hệ thống thoát nước đô thị nhằm bảo vệ hệ thống thoát nước thu gom và xử lý nước thải. Đảm bảo khả năng và hiệu quả xử lý được nước thải của các trạm xử lý nước thải. Đáp ứng yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý xả ra môi trường. Xây dựng, đánh giá cơ sở dữ liệu thu thập làm cơ sở điều chỉnh nhằm bảo đảm quá trình hoạt động vận hành, bảo dưỡng của hệ thống thoát nước và thu gom xử lý nước thải đạt hiệu quả và bền vững.

Hệ thống xử lý nước thải đô thị giúp giảm lãng phí 

Theo định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam, để phục vụ cho sự phát triển bền vững các đô thị (đến năm 2020, tổng số đô thị cả nước khoảng 900 đô thị). Tổng lượng nước thải hiện nay khoảng hơn 6 triệu m3/ngđ. Trong đó, nước thải sinh hoạt khoảng 4 triệu m3/ngđ (900 đô thị, 39,6 triệu người và tiêu chuẩn thải nước trung bình là 100 l/người.ngđ) chiếm 65% lượng nước thải của đô thị. Theo ước tính với suất vốn đầu tư trung bình 30.000.000 đ/m3/ngđ thì tổng kinh phí đầu tư để xây dựng các nhà máy XLNT cho 900 đô thị sẽ là 8,7 tỷ USD và kinh phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm cho các nhà máy XLNT đô thị là 5.500 tỷ đồng. Trường hợp đô thị chưa có nhà máy XLNT tập trung, các cơ sở sản xuất dịch vụ, công trình công cộng và bệnh viện phải đầu tư một lượng kinh phí lớn để xây dựng và vận hành các công trình XLNT cục bộ. Ngoài ra, từng đơn vị xả thải còn phải tuân thủ các thủ tục hành chính về cấp phép xả thải. Đây là sự lãng phí lớn về tài chính, thời gian cũng như nhân lực không chỉ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dịch vụ, mà còn cho cả xã hội và nhà nước.

Xem thêm : Dịch vụ xử lý nước thải công nghiệp

Những đô thị có hệ thống thoát nước và các nhà máy XLNT thì các cơ sở sản xuất dịch vụ và công trình công cộng có các loại nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm độc hại nằm trong quy định cho phép, không tác động tiêu cực đến hệ thống thoát nước sẽ không phải đầu tư xây dựng trạm XLNT cục bộ và làm các thủ tục về môi trường như lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trạm XLNT cục bộ, xin cấp phép xả nước thải. Các doanh nghiệp này chỉ phải nộp phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải theo quy định.

Như vậy, việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia xả nước thải vào hệ thống thoát nước đô thị vừa tạo điều kiện cho đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước và nhà máy XLNT đô thị kiểm soát được tình hình xả thải, bảo vệ và duy trì hoạt động bền vững của hệ thống thoát nước, đồng thời làm giảm kinh phí và nhân lực trong việc XLNT cục bộ tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ và công trình công cộng, hạn chế các phiền phức thủ tục hành chính về môi trường cho các doanh nghiệp.

Tại sao nên lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đô thị – công nghiệp của chúng tôi

Công ty xử lý nước thải đô thị
Mô hình xử lý nước thải đô thị

Với nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE đã tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xử lý nước thải đô thị đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng nhu cầu phù hợp nhất cho quý khách: Hotline 0985 802 803

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN