Tư vấn lập hồ sơ đăng ký môi trường 2022

Rate this post

Theo luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ban hành ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 thì doanh nghiệp cần phải lập đăng ký môi trường trong một số trường hợp. Vậy hồ sơ này là hồ sơ như thế nào ? Xem bài viết sau của công ty môi trường SGE để hiểu thêm về hồ sơ này nhé.đăng ký môi trường

Khái niệm và đối tượng thực hiện lập đăng ký môi trường

  1. Khái niệm:

Đăng ký môi trường là việc các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động thực hiện đăng ký với các cơ quan quản lý môi trường về các nội dung liên quan đến xả thải, đồng thời triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường tại nơi dự án hoạt động.

  1. Đối tượng:

– Là các dự án đầu tư phát sinh nguồn chất thải nguy hại không thuộc vào nhóm đối tượng lập giấy phép môi trường.

– Là cá dự án kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật môi trường 2020 có hiệu lực thi hành, phát sinh chất thải không thuộc vào nhóm đối tượng phải lập giấy phép môi trường.

Đối với các đối tượng là dự án đầu tư, các cơ sở an ninh, quốc phòng thuộc bí mật của nhà nước thì được miễn lập đăng ký môi trường. Ngoài ra còn miễn lập với các dự án đầu tư đã đi vào hoạt động, các dự án có phát sinh chất thải nguy hại và chỉ phát sinh với số lượng nhỏ thì được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.

>> Tìm hiểu thêm hồ sơ: báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Tìm hiểu về nội dung hồ sơ đăng ký môi trường

Về phần nội dung, trong hồ sơ đăng ký môi trường sẽ có những phần nội dung sau:

– Thứ nhất, thông tin chung về dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ;

– Thứ hai, thông tin về loại hình sản xuất, kinh doanh, công suất, công nghệ hoạt động, sản phẩm, nguyên nhiên liệu, hóa chất sử dụng,…

– Thứ ba, Phân loại và khối lượng của các chất thải phát sinh;

– Thứ tư, các phương án thu gom cũng như quản lý và xử lý chất thải nguy hại theo quy định

– Thứ năm, các cam kết thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại dự án.

Tìm hiểu về thời gian thực hiện hồ sơ đăng ký môi trường

Với các dự án thuộc đối tượng lập ĐTM theo quy định của pháp luật, có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thì tiến hành lập đăng ký môi trường trước khi vận hành và đi vào hoạt động.

Với các dự án đầu tư có phát sinh chất thải nguy hại không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường nhưng không thuộc đối tượng phải lập ĐTM thì cần tiến hành đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ hoạt động trước khi luật môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc nhóm đối tượng phải có giấy phép môi trường thì cần tiến hành lập hồ sơ đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật môi trường 2020 có hiệu lực thi hành.

Cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường có trách nhiệm như thế nào ?

Với việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký môi trường, các cơ quan UBND cấp xã cần phải có trách nhiệm như sau:

– Tiếp nhận hồ sơ đăng ký môi trường của doanh nghiệp;

– Tiến hành kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cá nhân, tổ chức đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật.

– Có trách nhiệm thực hiện hướng dẫn, giải quyết những kiến nghị cảu người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường đối với nội dung đã được cá nhân, tổ chức đăng ký môi trường;

– Tiến hành cập nhật dữ liệu về đăng ký môi trường vào hệ thống thông tin, CSDL môi trường quốc gia.

Nếu bạn đang muốn lập đăng ký môi trường hoặc băn khoăn không biết dự án của mình thực hiện có cần phải lập hồ sơ này hay không, đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 để được hỗ trợ, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc nhé. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết !

>> Có thể bạn quan tâm: kế hoạch bảo vệ môi trường