Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường – báo cáo ĐTM

Rate this post

Công ty Môi Trường Sài Gòn là công ty tư vấn môi trường, công ty xử lý môi trường, cung cấp giải pháp quản lý và xử lý môi trường chuyên nghiệp. Chúng tôi đã tư vấn, lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường cho rất nhiều công ty, nhà máy xí nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trên khắp cả nước. Với kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia quản lý có kỹ thuật chuyên sâu, chúng tôi sẽ cung cấp các giải pháp quản lý và xử lý môi trường uy tín, chuyên nghiệp với chi phí tối ưu nhất.

Khi quý doanh nghiệp đang trong giai đoạn xin giấy phép xây dựng chắc hẳn sẽ quan tâm đến các thủ tục xin giấy phép môi trường như lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, lập bản kế hoạch bảo vệ môi trường, lập hồ sơ nghiệm thu môi trường, xin giấy phép khai thác nước ngầm, giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại nếu doanh nghiệp phát sinh chất thải nguy hại, báo cáo quan trắc môi trường định kỳ (báo cáo giám sát môi trường cũ), hồ sơ vệ sinh an toàn lao động, hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt.

Để thực hiện Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, các chủ doanh nghiệp phải làm những công việc gì ? Để thuận tiện trong quá trình thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hãy liên hệ ngay với Môi Trường Sài Gòn để được tư vấn hỗ trợ qua hotline: 0985 802 803

 

bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong
Báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là gì ?

– Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường – báo cáo ĐTM ( tên tiếng Anh nghĩa là EIA) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường trước trong và sau khi triển khai dự án.

– Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của doanh nghiệp, từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn quy chuẩn môi trường theo quy định.

2. Vì sao doanh nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM ?

– Mục đích của việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không.

– Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động của dự án.

– Hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của quý doanh nghiệp. Đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững xoay quanh ba trục là phát triển kinh tế, phát triển đời sống xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.

Vai trò lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:

+ Là công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa.

+ Giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.

+ Giúp nhà quản lý nâng cao chất lượng của việc đưa ra quyết định.

+ Là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra môi trường.

+ Góp phần cho phát triển bền vững.

Ý nghĩa khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:

+ Khuyến khích quy hoạch tốt hơn.
+ Tiết kiệm thời gian và tiền trong phát triển lâu dài.
+ Giúp Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn.

3. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dựa trên cơ sở pháp lý nào ?

– Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.

– Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, Nghị định của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường.

– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT , ban hành ngày 29/05/2015, của bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

4. Thời gian thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là bao lâu ?

– Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc.

– Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.

– Thời hạn phê duyệt ĐTM tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan nào thẩm định việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ?

– Bộ tài nguyên và môi trường: đối với các dự án có quy mô rất lớn – thuộc đối tượng được quy định tại phụ lục 3 Nghị định 18/2015-NĐ-CP.

– Sở tài nguyên và môi trường tỉnh/ TP: đối với các dự án thuộc đối tượng được quy định tại phụ lục 2 Nghị định 18/2015-NĐ-CP.

– Ban quản lý các khu công nghiệp/ khu kinh tế: đối với các dự án thuộc đối tượng được quy định tại phụ lục 2 Nghị định 18/2015-NĐ-CP và nằm trong Khu công nghiệp/ khu kinh tế. (Tùy  từng địa phương).

6. Đối tượng nào phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM ?

– Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP ( quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường).

– Tại phụ lục II này bao gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác.

Trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án;

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hãy tiến hành lập bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường chi tiết để tránh vi phạm pháp luật.

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

7. Các văn bản cần thiết cho việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

– Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy đăng ký kinh doanh

– Hợp đồng thuê đất/ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Thuyết minh dự án đầu tư hoặc phương án kỹ thuật

– Báo cáo khảo sát địa chất công trình

– Bản vẽ vị trí khu đất

– Bản vẽ mặt bằng tổng thể

– Bản thể thoát nước mưa

– Bản vẽ thoát nước thải

– Bản vẽ bể tự hoại

– Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải (nếu có)

– Bản vẽ hệ thống xử lý khí thải (nếu có)

8. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, cần phải thực hiện những công việc như sau:

– Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;

– Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH;

– Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;

– Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;

– Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;

– Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;

– Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;

– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;

– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;

– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
-Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;

-Xây dựng chương trình giám sát môi trường;

– Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

Quy trình lập báo cáo ĐTM
Quy trình lập báo cáo ĐTM

Với nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngủ chuyên gia tư vấn môi trường chuyên nghiệp, Môi Trường Sài Gòn đã tư vấn các phương án tối ưu cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành về các vấn đề môi trường, hoàn thành hồ sơ trình nộp lên cơ quan chức năng và đã nhận được quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM theo đúng chuẩn mực và tiến độ đề ra.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng nhu cầu phù hợp nhất cho quý khách: Hotline 0985 802 803

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN