Nước thải là một loại nước được thải ra từ nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp khác nhau và trong nước thải chứa rất nhiều chất độc hại, axit hoặc kiềm. Vì thế, để tránh nước thải khi thải ra ngoài môi trường có hàm lượng kiềm và axit cao gây phá hoại môi trường sinh thái, người ta thường sử dụng phương pháp trung hòa nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường.
Phương pháp trung hòa sẽ giúp cân bằng độ pH và xử lý các hợp chất gây ô nhiễm, qua đó giúp cho nước thải sau xử lý thải ra ngoài môi trường sẽ có độ an toàn cao.
Vậy xử lý nước thải bằng phương pháp trung hòa là gì ? Các bạn có thể cùng SGE chúng tôi theo dõi qua bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Nội dung chính của bài viết
Mục đích khi xử lý nước thải bằng phương pháp trung hòa
Mỗi ngành công nghiệp có thành phần nước thải khác nhau, chẳng hạn như các nhà máy chế biến thực phẩm thì thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, các ngành công nghiệp xi mạ chủ yếu là kim loại nặng, thậm chí trong một số nhà máy xử lý nước thải thì ở mỗi công đoạn khác nhau cũng chất thải thải ra cũng khác nhau.
Trong nhiều ngành công nghiệp, nước thải chứa nhiều axit và kiềm, một số loại có độ axit rất cao, nước thải này có khả năng ăn mòn vật liệu của các công trình xử lý, phá vỡ quá trình sinh hóa trong các công trình sinh học và nhiều tác hại khác.
Để ngăn chặn hiện tượng xâm thực trong các công trình thoát nước và tránh cho các quá trình sinh hóa ở các công trình làm sạch trong sông sối, ao hồ bị phá hoại, người ta sẽ tiến hành xử lý nước thải bằng phương pháp trung hòa. Dùng phương pháp trung hòa cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý tiếp theo, đặc biệt là quá trình xử lý sinh học.
>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá hệ thống xử lý nước thải
Phương pháp trung hòa nước thải là gì ?
Phương pháp trung hòa được sử dụng để thay đổi nồng độ ph về mức trung tính, đây là mức tốt nhất để các vi sinh vật sinh trưởng, phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Thông thường lượng nước thải có nồng độ Acid hoặc kiềm nhiều thì nên đưa nước thải về ngưỡng trung tính ở trị số từ 6,5 – 8,5.
Nguyên lý cơ bản nhất của phương pháp trung hòa nước thải đó là việc phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp chất như axit và kiềm, giữa muối và kiềm (hoặc axit) và chúng được gọi là các tác nhân trung hòa trong quá trình xử lý nước thải turng hòa.
Các phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp trung hòa
Thông thường, người ta sẽ ứng dụng các phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp trung hòa như sau:
- Dùng các vật liệu lọc để trung hòa:
Phương pháp này thường áp dụng cho các loại nước thải có chứa nhiều axit clohydric hoặc axit Nitric và Axit Sunfuric. Tuy nhiên cách này không áp dụng cho các loại nước thải có chứa nhiều kim loại nặng với liều lược ước tính khoảng < 5g/l.
Về nguyên lý, đầu tiên cho nước thải chảy qua bể lọc bằng vật liệu đá vôi hay đá hoa cương có kích thước khoảng 3 đến 7cm, không quá 5m3/h, tốc độ chảy hoàn toàn phụ thuộc vào vật liệu lọc. Nước thải có thể chảy theo hướng chiều ngang hoặc chiều thẳng đứng.
- Trung hòa bằng phương pháp đổ thêm các hóa chất vào bể chứa:
Phương pháp này sẽ áp dụng trong trường hợp nồng độ axit và kiềm trong nước thải ở mức quá cao so với tỉ lệ cho phép. Lúc này lượng nước thải không thể được xử lý bằng phương pháp hòa tan như trên mà thường sẽ bổ sung hóa chất vào bể chứa để xử lý.
Các hóa chất thường dùng đó là sữa vôi Ca(OH)2 10%, Ca(OH)2 20% hay xút lỏng (NaOH 32%). Những loại này được đưa vào bể bằng việc bơm định lượng với liều lượng được tính toán và ước lượng từ trước.
- Trung hòa bằng phương pháp dùng khói và khí thải:
Đây có thể nói là phương pháp được đánh giá khá cao vì nó vừa có thể xử lý được phần khí gây ô nhiễm và còn dùng để trung hòa được lượng nước thải, qua đó tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư. Khói trong khí thải công nghiệp thông thường chứa khoảng 14% là khí CO2.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn có thêm những kiến thức nhất định trước khi tiến hành trung hòa nước thải. Nếu bạn cần được hỗ trợ tư vấn thêm hoặc cần chúng tôi xử lý nước thải, xin vui lòng liên hệ với SGE qua hotline: 0909.997.365 để được tư vấn thêm nhé. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết !
>> Tìm đọc thêm: Đệm vi sinh dạng cầu