Hệ thống xử lý nước thải y tế với chi phí tối ưu nhất đồng thời cam kết nước thải đầu ra đạt chuẩn xả thải của Bộ Tài Nguyên – Môi Trường (QCVN 28:2010/BTNMT) là tiêu chuẩn Vàng mà công ty Môi Trường Sài Gòn SGE đã và đang thực hiện. Được thành lập từ năm 2011, trải qua thời gian hơn 10 năm hoạt động và phát triển, công ty đã chiếm trọn niềm tin của Quý khách hàng đã và đang sử dụng hệ thống xử lý nước thải của công ty chúng tôi trong thời gian qua.
Quý khách muốn tìm hiểu chi tiết các thông tin liên quan đến vấn đề hệ thống xử lý nước thải y tế cũng như các quy trình xử lý nước thải y tế tiêu chuẩn, mời tham khảo bài viết này nhé.
Với nhu cầu đời sống kinh tế ngày một tăng, dân số cũng tăng, xã hội cần nhiều hơn các dịch vụ cho cuộc sống. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cũng đòi hỏi tốt hơn, nhanh hơn và chất lượng hơn. Trước thực trạng các bệnh viện công không đủ khả năng phục vụ nhu yếu y tế cho người dân, do đó rất nhiều cơ sở y tế tư nhân đã được thành lập nhằm phục vụ lĩnh vực y tế cấp thiết như trên.
Tuy nhiên phần lớn các phòng khám chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế hoặc vấn đề xử lý lưu lượng nước thải chỉ xử lý sơ bộ, nước xả thải không đạt tiêu chuẩn. Do đó nước thải được thải từ những nơi này đã và đang gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường sống đến mức báo động. Một trong những nguyên chính là do các phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân không có đủ nguồn lực để xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế hoặc chọn nhà cung cấp dịch vụ xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế chưa phù hợp về mặt chi phí đầu tư hay kỹ thuật thiết kế thi công và vận hành hệ thống.
Trước tình hình khó khăn như trên, chúng tôi đã nghiên cứu và lựa chọn những công nghệ mới, đủ quy chuẩn để áp dụng xử lý nước thải y tế đối với các bệnh viện khám đa khoa, chuyên khoa với chi phí đầu tư và vận hành tối ưu nhất, chiếm không gian nhỏ, kiểm soát dễ dàng.
Nội dung chính của bài viết
Nước thải y tế phát sinh từ nguồn nào ?
Xem thêm các thông tin chi tiết của nước thải y tế và tác hại của loại nước thải này đối với môi trường xung quanh
Một quy trình xử lý nước thải y tế đạt tiêu chuẩn nhất định phải loại bỏ được những phần tử độc và hại, gây bệnh nhằm giúp cho phòng khám hoạt động y tế ổn định và trở nên thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường, giúp cải thiện cuộc sống một cách trọn vẹn.
Các sơ đồ xử lý nước thải y tế phổ biến hiện nay
Nhìn chung, các sơ đồ xử lý nước thải y tế thường sử dụng kết hợp công nghệ xử lý nước thải sinh học hiếu khí, thiếu khí kết hợp với công nghệ xử lý bằng màng lọc mbr nhằm kết hợp loại bỏ các hóa chất hữu cơ, mầm bềnh lây nhiễm, vi khuẩn có trong nước thải y tế, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu vài sơ đồ xử lý nước thải phổ biến cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế như bệnh viện, phòng khám nha khoa,….
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Theo như sơ đồ xử lý bên trên thì nước thải từ các phòng khám, phòng xét nghiệm, phòng bếp, bồn vệ sinh trong bệnh viện đều được thu gôm về bể thu gôm của hệ thống xử lý sau đó được truyền dẫn qua công đoạn tiếp theo áp dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải bệnh viện.
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện này sử dụng bể UMBR (là sự kết hợp giửa bể nén bùn, bể phân hủy kỵ khí và bể anoxit), bể UMBR có tác dụng phân hủy các hợp chất hữu cơ kết tủa của kim loại nặng, photpho và khử clo, đồng thời còn diễn ra quá trình khử NO3 thành N2 , ngoài ra còn làm giảm nồng độ BOD và COD trong nước thải.
Hệ thống này cũng sử dụng quy trình xử lý giống như các sơ đồxử lý nước thải y tế khác cũng là sự kết hợp giửa công nghệ sinh học và công nghệ MBR trong xử lý nước thải, ngoài ra hệ thống này còn sử dụng thêm bể khử trùng để loại bỏ đến mức thấp nhất mầm bệnh, vi khuẩn, vi trùng có trong nước thải. Với sơ đồ này thì nước thải sau quá trình xử lý của hệ thống sẽ đạt được cột B theo như tài liệu quy chuẩn QCVN 28-2010/BTNMT
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa
Xem thêm về quy trình công nghệ xử lý nước thải phòng khám nha khoa của công ty chúng tôi
Với các phòng khám nha khoa thì nước thải, tùy theo quy mô của các phòng khám có lưu lượng xả thải vào khoảng từ 500l cho đến 5m3 / ngày đêm, nhưng do đặc thù của loại nước thải y tế, khi xả ra môi trường bên ngoài có thể làm lây lan các bệnh truyền nhiễm nên đa phần các phòng khám nha khoa đều phải trang bị các hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa phù hợp với tiêu chí như thành phần tính chất của nước thải, chất lượng nước thải sau xử lý ở đầu ra, trang thiết bị hiện có,… mà các chủ phòng khám nha khoa sẽ được các công ty môi trường tư vấn cho các hệ thống xử lý phù hợp.
Với sơ đồ xử lý như trên, thì đây là sơ đồ phổ biến nhất mà các công ty môi trường thường hay tư vấn và thi công, phù hợp với các phòng khám có quy mô và có đủ diện tích mặt bằng xây dựng hệ thống xử lý nước thải đủ lớn với hệ thống bể xử lý như bể mbr, bể khử trùng, bể aerotank, bể anoxit, bể chứa bùn,… chất lượng nước đầu ra của hệ thống đảm bảo đạt chuẩn B của tài liệu quy chuẩn áp dụng cho các loại nước thải nha khoa.
Phương pháp xử lý nước thải y tế cho các cơ sở y tế
Thông thường hệ thống xử lý nước thải y tế đều sử dụng các phương pháp thu gom kết hợp xử lý nước thải vật lý, hóa học và sinh học. Tùy thuộc vào lưu lượng, quy chuẩn, diện tích, khả năng công nghệ và kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải mà những công ty xử lý môi trường sẽ đưa ra giải pháp xử lý khác nhau. Do đó các doanh nghiệp muốn xử lý nước bệnh viện, cơ sở y tế cần cung cấp thông tin rõ ràng và đầy đủ qua quá trình khảo sát của tổ chức xử lý môi trường, nhằm giúp quá trình tư vấn giải pháp đạt hiệu quả cao nhất. Dưới đây là thông tin về các phương pháp xử lý nước thải y tế thông dụng nhất.
Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt
Phương pháp này áp dụng các lớp vật liệu đệm sinh học để phân tích nước thải thành nhiều mảng nhỏ, sẽ được lọc bỏ hoàn toàn các hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí. Toàn bộ quy trình xử lý nước thải y tế này được diễn ra trong môi trường khép kín không cần dùng máy bơm sục.
Phương pháp này thường xuyên được áp dụng cho nước thải sản sinh ra từ trường học, bệnh viện, trạm y tế và các phòng khám nói chung, thích hợp với các loại nước thải y tế có nồng độ ô nhiễm ở mức độ vừa phải.
Hệ thống xử lý nước thải y tế sử dụng phương pháp công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt mang lại hiệu quả xử lý tối ưu, ngoài ra hệ thống này còn dể thi công, dể lắp đặt, dể dàng vận hành, hệ thống ít gây ra tiếng ồn, hao tốn ít điện năng và không cần cấp khí cuỡng bức.
Công nghệ AAO : Anaerobic – Anoxyc – Oxyc (Yếm khí – thiếu khí – hiếu khí)
Đây là loại công nghệ thường được áp dụng trong các hệ thống xử lý nước thải y tế là phương pháp kết hợp bao gồm cả 3 quy trình như
- Quá trình phân hủy yếm khí hay thiếu khí (Annoxic) : bao gồm 2 giai đoạn, giai đoạn một hoạt động trong môi trường không có oxy khiến cho hệ vi sinh vật phải sử dụng oxy trong NO2 hay NO3 nhờ đó nâng cao hiệu quả khử độc.
- Quá trình phân hủy hiếu khí (Oxic) : Trong quá trình này NH3 sẽ bị oxy hóa, nước thải sẽ được trộn đều trong máy khuấy trộn và chìm xuống trong môi trường NH3, khử Nitrat cùng với khử photpho
- Quá trình phân hủy kỵ khí (Anaerobic) là quá trình phân hủy chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất hữu cơ đơn giản nhờ vào sự hoạt động của nguồn vi sinh vật
Phương pháp xử lý nước thải y tế áp dụng công nghệ này thường xuyên được áp dụng cho các hệ thống có nước thải mà nông độ ô nhiễm cao, chi phí vận hành cho hệ thống xử lý này cũng khá thấp, áp dụng công nghệ mbr cho hệ thống xử lý nên tiết kiệm được diện tích thi công, thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải cho các phòng khám, cơ sở y tế có quy mô nhỏ.
Bạn có thể tìm xem chi tiết bài viết về xử lý nước thải bệnh viện áp dụng công nghệ AAO
Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính
Phương pháp này thường xuyên được áp dụng cho các hệ thống xử lý có nước thải có thành phần Amoni và hữu cơ cao. Sử dụng phương pháp này đạt được hiệu quả tương đối cao, tuy nhiên để áp dụng được thì hệ thống cần phải có bể hiếu khí, máy bơm sục khí và bể lắng.
Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống áp dụng phương pháp bùn hoạt tính này khá thấp tuy nhiên chi phí vận hành lại cao, bao gồm chi phí đào tạo cho nhân viên vận hành vì nếu vận hành không đúng kỹ thuật thì hệ thống sẽ xuất hiện tiếng ồn, mùi hôi và hiện tượng bùn bị nổi lên trên bể lắng.
Xử lý nước thải ở trạm y tế bằng phương pháp bãi lọc trồng cây
Áp dụng phương pháp này đối với các trạm y tế, trung tâm y tế tiết kiệm được một khoản ngân sách khá lớn ở chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành và bảo dưỡng cho hệ thống này cũng không cao, ngoài ra hiệu quả xử lý nước thải cũng tốt, ngoài ra hiện trường thi công và vận hành của hệ thống cũng tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp và thân thiện với môi trường xung quanh.
Công nghệ xử lý nước thải y tế cho phòng khám
Như đã trình bày, có nhiều tài liệu hay phương pháp xử lý nước thải y tế đối với phong khám. Tiếp tới, SGE giới thiệu xin giới thiệu về công nghệ tiên tiến hiện nay là công nghệ lọc màng sinh học MBR (Membrance Bio Reator):
Công nghệ MBR là công nghệ mới, xử lý nước thải kết hợp giữa vi sinh xử lý nước thải và màng lọc.
Mỗi đơn vị MBR có cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một tấm lọc với các lỗ lọc siêu nhỏ mà vi sinh không có thể xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý.
Cơ chế hoạt động của màng MBR:
Trong bể sinh học được gắn các tấm màng MBR, tại bể này có cấp khí cho vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Sau đó nước trong sẽ được hút qua màng MBR. Vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoạt tính hoàn toàn bị dính lại tại bề mặt màng. Song song đó, chỉ có nước sạch mới qua được màng, phần bùn nằm lại trong bể và định kỳ tháo về bể chứa bùn.
Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học và hầu hết các vi sinh vật hiếu khí sẽ được giữ lại ở trong bể sinh học Membrance Bio Reator, do đó trong công nghệ này chúng ta không cần thiết kế bể khử trùng.
Ưu điểm của công nghệ màng MBR trong xử lý nước thải y tế:
Chất lượng nước sau xử lý luôn ổn định và đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT.
Thiết kế theo công nghệ mbr tiết kiệm được không gian do không cần bể lắng và bể khử trùng, do đó thích hợp dùng cho những công trình nước thải có quy mô vừa và nhỏ đặc biệt là những nơi khó lắp đặt như trong phòng khám, phòng nha. Ngoài ra công nghệ này giúp quá trình vận hành, kiểm soát hệ thống xử lý nước thải phòng khám trở nên dễ dàng.
Nhược điểm công nghệ MBR trong xử lý nước thải y tế:
Định kỳ phải vệ sinh tấm lọc để đảm bảo tấm lọc không bị tắc nghẽn.
Trong xử lý nước thải bằng công nghệ màng lọc MBR, tấm lọc là cực kỳ quan trọng và chi phí để thay thế màng cũng khá cao, do đó cần làm gì để duy trì tuổi thọ của tấm màng cũng là điều mà các chủ doanh nghiệp quan tâm.
Dưới đây Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE sẽ đưa ra một số bước để bảo vệ tuổi thọ cho màng, quý khách quan tâm có thể tham khảo thêm:
- Cách 1: Vệ sinh màng MBR bằng cách thổi khí: Dùng khí thổi từ dưới lên sao cho bọt khí đi vào trong ruột màng chui theo lỗ rỗng ra ngoài, đẩy cặn bám khỏi màng.
- Cách 2: Vệ sinh màng bằng cách ngâm trong dung dịch hóa chất. Nếu tổn thất áp qua màng tăng lên 25 đến 30 cmHg so với bình thường, ngay cả khi đã dùng cách rửa màng bằng thổi khí, thì cần làm sạch màng bằng cách ngâm vào thùng hóa chất riêng khoảng 2 đến 4 giờ. (Dùng chlorine với liều lượng 3 đến 5g/L, thực hiện 6 đến12 tháng một lần).
Những công trình xử lý nước thải y tế tiêu biểu của công ty chúng tôi gần đây nhất:
- Hệ thống xử lý nước thải cho dự án tại Bệnh Viện Mắt Việt Nga (TP.HCM) – Cs: 200 m3/ngày.
- Hệ thống xử lý nước thải cho dự án Bệnh Viện DK Dung Quất (Quảng Ngãi) – CS: 300 m3/ngày
- Hệ thống xử lý nước thải cho dự án Bệnh Viện Quốc Tế Thảo Điền (TP.HCM) – Cs: 500 m3/ngày.
- Hệ thống xử lý nước thải tại dự án Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố. Quảng Ngãi – Cs: 500 m3/ngày
- Hệ thống xử lý nước thải cho dự án Bệnh Viện Quốc Tế Đồng Nai – Công suất 400 m3/ngày.
- Công trình xử lý nước thải Phòng Khám Bệnh Viện Đại học Y Dược TP.HCM – CS: 200 m3/ngày.
- Dự án xử lý nước thải Bệnh Viện Huyện Đắk R’Lấp (Đắc Nông) – Công suất 300 m3/ngày
- Dự án xử lý nước thải Bệnh ViệnThẩm Mỹ Korea Star Sao Hàn – Cs: 130 m3/ngày.
- Dự án xử lý nước thải bệnh viện Răng Hàm Mặt Đại Nam – Công suất 120 m3/ngày.
Và còn nhiều công trình xử lý nước thải lớn nhỏ ở các bệnh viện, phòng khám nha khoa, cơ sở y tế lớn nhỏ khác trên cả nước,…
Những lĩnh vực áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ màng MBR ?
Công nghệ mbr được áp dụng trong ngành xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải có ô nhiễm sinh học, trong nước thải có chứa (BOD, Ni tơ, Phốt pho) như được liệt kê sau đây:
- Nước thải sinh hoạt ( áp dụng cho khách sạn, nhà hàng, Resort, và nước thải sinh hoạt các nhà máy trong các KCN,…).
- Nước thải bệnh viện, cơ sở y tế, trạm y tế.
- Nước thải ngành công nghiệp thực phẩm (nước sản xuất bia, tinh bột sắn, sữa, chế biến thủy sản..).
Việc lựa chọn công ty xử lý môi trường phù hợp nhằm cung cấp giải pháp công nghệ xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải phòng khám hay hệ thống xử lý nước thải bệnh viện uy tín, chuyên nghiệp với chi phí đầu tư và phương án tối ưu là điều cần thiết giúp cho quá trình khám bệnh ở bệnh viện, phòng khám đạt được hiệu quả và ổn định.
Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động với nhiều hệ thống xử lý nước thải y tế và sở hữu đội ngủ chuyên gia kỹ thuật, Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE đã tư vấn, thiết kế, thi công và bảo trì hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất dành cho nhiều bệnh viện và phòng khám trên địa bàn TPHCM và các tỉnh thành khác trên khắp cả nước Việt Nam.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng yêu cầu phù hợp với quý khách: Điện thoại 0985 802 803
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN
🏬 Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh
📲 Điện thoại: 0985.802.803 - 0909.997.365
📣 Zalo: 0909.997.365
📧 Email: xulymoitruongsg.vn@gmail.com
🌎 Website: https://xulymoitruongsg.vn