Trải qua nhiều năm hoạt động và phát triển, ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam ta đã đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của người dân, giảm thiểu nhập khẩu và tham gia vào quá trình xuất khẩu ra nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp mới ra đời song sẽ gây áp lực lên môi trường, đặc biệt là nguồn nước thải chế biến thực phẩm.
Vậy cần phải xử lý nước thải chế biến thực phẩm như thế nào ? Hãy cùng với công ty xử lý nước thải SGE chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Nội dung chính của bài viết
Vì sao cần xử lý nước thải chế biến thực phẩm ?
Sau nhiều năm hình thành và phát triển, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đã dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Theo dự báo, ngành có thể đứng vị trí thứ 3 trong nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực của nước ta trong giai đoạn từ năm 2015 – 2020.
Điều này đồng nghại với việc mỗi năm có rất nhiều doanh nghiệp mới ra đời và đi vào hoạt động. Những cơ sở này ra đời không ít thì nhiều sẽ gây tác động xấu đến môi trường nước nguồn nước thỉ không qua xử lý mà để thải ra ngoài môi trường tự nhiên. Do đó xử lý nước thải chế biến thực phẩm là một việc làm tất yếu hiện nay.
Vậy tại sao phải xử lý nguồn nước thải này ?
Nước thải chế biến thực phẩm khi thải vào môi trường tự nhiên sẽ gây suy giảm độ oxy hòa tan có trong nước, vì thế nó sẽ gây tác động xấu và ảnh hưởng đến các sinh vật, các loại thủy sinh sống trong nước. Các chất thải rắn lơ lửng, độ màu, tinh bột,… trong nước thải ngăn cản ánh sáng thẩm thấu xuống đáy, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các loại rong tảo. Các chất dinh dưỡng Nito, Photpho có trong nước thải tích tụ lâu ngày sẽ gây nên tình trạng phú dưỡng hóa, suy giảm chất lượng của nguồn nước. Các vi sinh vật kỵ khí hoạt động phân giải các chất hữu cơ sẽ tạo ra mùi hôi trong nước rất khó chịu. Nếu con người chúng ta sử dụng trực tiếp sẽ gây nhiều bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
>> Có thể bạn quan tâm: Xử lý nước thải y tế
Phân loại nước thải chế biến thực phẩm
Nước thải ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đa phần chứa các chất hữu cơ ít độc, có nguồn gốc là thực vật, đa phần là cacbonhydrat, ít chất béo và protein nên rất dễ bị phân hủy bởi vi sinh. Ngoài ra chất thải có nguồn gốc từ động vật thì đa phần có thành phần là protein và chất béo khó nên khó bị phân hủy bởi vi sinh vật hơn.
Nước thải chế biến thực phẩm có nhiều loại khác nhau, bao gồm:
– Nước thải chế biến sữa cùng các sản phẩm được chế biến từ sữa.
– Nước thải chế biến dầu thực vật
– Nước thải chế biến bia rượu, nước giải khát.
– Nước thải chế biến thực phẩm ăn nhanh
– Nước thải chế biến bánh kẹo
– Nước thải chế biến đường cùng các sản phẩm từ đường
– Nước thải chế biến nước mắm
– Nước thải chế biến rau củ quả
– Nước thải chế biến lạp xưởng, xúc xích
– Nước thải chế biến đồ hộp
… cùng nhiều loại nước thải khác.
Nguồn gốc và đặc trưng của nước thải chế biến thực phẩm
- Nguồn gốc:
Nước thải chế biến thực phẩm chủ yếu phát sinh từ:
– Nước thải phát sinh từ các hoạt động vệ sinh của các công nhân viên, từ các khu vực nhà vệ sinh, phòng bếp,… đa phần là nước thải sinh hoạt.
– Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, pha chế, rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc, nhà xưởng cùng các thiết bị chế biến,…
- Đặc trưng, tính chất:
Do đặc thù của ngành sản xuất thực phẩm hiện nay rất đa dạng về thành phần cũng như nguyên liệu nên đặc trưng và tính chất của nó cũng khá đa dạng, điển hình như sau:
– Thứ nhất, chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như N, P cao
– Thứ hai, nếu nguyên liệu chế biến là động vật thì trong nước thải sẽ chứa lượng lớn protein, các chất béo, dầu mỡ cao.
– Thứ ba, các thành phần BOD, COD, TSS và vi khuẩn trong nước thải khá cao.
– Thứ tư, chứa chủ yếu là các thành phần hữu cơ và ít các chất độc hại.
– Thứ năm, có độ mặn, độ màu cao.
… và một vài đặc tính khác.
>> Dự án khác: xử lý nước thải phòng khám
Một số phương pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm
- Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học:
Phương pháp này sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật nhằm phân hủy các chất bẩn hữu cơ trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất khoáng cùng các chất hữu cơ làm dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào và tiếp tục sinh trưởng, sinh sản tạo nên sinh khối.
- Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học – hóa lý:
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng quá trình vật lý và hóa học. Đưa vào nước thải các hóa chất phản ứng để gây tác động đến các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học sẽ tạo thành các chất khác dưới keo tụ, chất hòa tan hoặc dạng cặn.
Phương pháp hóa lý thường được áp dụng để xử lý nước thải chế biến thực phẩm là keo tụ, tuyển nổi,… Các phương pháp này được ứng dụng để loại ra khỏi nước thải các hạt lơ lửng phân tán, các chất vô cơ cùng các chất hữu cơ hòa tan.
- Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học:
Phương pháp cơ học được sử dụng nhằm loại bỏ các tạp chất không hòa tan chứa torng nước thải nhằm tránh ảnh hưởng đến các thiết bị cơ khí trong hệ thống như bơm, van, đường ống,… và đảm bảo cho chất lượng xử lý ở các công đoạn sau của hệ thống.
Phương pháp cơ hoạt sẽ tách khoảng 60% các tạp chất hòa tan khỏi nước thải, tuy nhiên BOD trong nước thải lại không giảm đi bao nhiêu. Vì thế để tăng cường xử lý cơ học, người ta thường làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng. Làm điều này thì hiệu suất xử lý của phương pháp có thể tăng lên đến 75%, BOD có thể giảm đến 15%.
Mọi vấn đề doanh nghiệp cần được hỗ trợ và tư vấn thêm liên quan đến vấn đề xử lý nước thải chế biến thực phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 để được tư vấn kỹ hơn nhé. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết.