Tại Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến cà phê đã đưa nước chúng ta vươn tầm thế giới, mỗi năm có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, ngoài việc phát triển kinh doanh thì các dự án chế biến cà phê cũng nên quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử lý nguồn nước thải chế biến cà phê, tránh ảnh hưởng của loại nước thải này đến môi trường tự nhiên.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, đặc biệt là lĩnh vực xử lý nước thải, SGE chúng tôi hi vọng mang đến cho doanh nghiệp một hệ thống xử lý nước thải chế biến cà phê với công nghệ hiện đại, tiết kiệm chi phí, ổn định lâu dài. Xem chi tiết thông tin về hệ thống cũng như đặc tính của loại nước thải chế biến cà phê ngay trong bài viết sau nhé.
Đặc tính của nước thải chế biến cà phê
Dù độ nhiễm bẩn, lượng nước và loại công nghệ sử dụng như thế nào thì nước thải chế biến cà phê thường có độ pH thấp, độ chua chứa hàm lượng chất rắn bị lơ lửng và ít oxy hòa tan.
Tải lượng ô nhiễm tính theo BOD thường dao động từ 8500 – 10,260 mg/L, chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ chẳng hạn như đường, pectin, peptide phenol. Thường thì nồng độ các chất dinh dưỡng có trong nước thải có giá trị thấp của N, P và Lưu huỳnh.
Nước thải chế biến cà phê thì khả năng phân hủy sinh học của nó được đo bằng hàm lượng COD cấu tạo bởi BOD giao động từ 33% đến 83%.
++ Tìm đọc thêm: xử lý nước thải bệnh viện
Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải cà phê
Nước thải từ nhà máy chế biến cà phê thường được dẫn theo các đường ống tới hố thu gom. Tại hố thu gom sẽ phải lắp đặt song chắn rán nhằm loại bỏ các loại rác trong nước thải có kích thước lớn để bảo vệ các công trình, thiết bị kế tiếp.
Sau khi loại bỏ các loại rác có kích thước lớn, nước thải sẽ được chuyển tiếp đến bể điều hòa, nhờ vào hệ thống khuấy trộn mà nước thải được điều hòa với liều lượng cũng như nồng độ thích hợp nhất.
Sau bể điều hòa, nước thải sẽ được chuyển sang bể UASB, được bơm khí giúp cho vi sinh vật bám lên giá thể để phân hủy và hấp thụ bởi các chất hữu cơ làm dinh dưỡng để sống và được đưa qua bể aerotank. Tại bể này sẽ diễn ra quá trình Nitrat hóa và Photpho hóa nhằm giúp chuyển hóa Nito và Photpho thành những hợp chất dễ hấp thụ của các vi sinh vật làm dinh dưỡng.
Nước thải sẽ tiếp tục được chuyển qua bể bùn sinh học, tại bể này lượng bùn được thu gom và tạo điều kiện nhằm giúp cho bông bùn lắng xuống tận đáy bể. Bùn lắng sẽ được đưa qua máy ép bùn và sau đó được đưa qua sân phơi bùn nhằm giảm mùi hôi thối.
Sau bể bùn là bể keo tụ tạo bông, bể này sẽ làm nhiệm vụ giảm độ đục cùng với độ màu, căn lơ lửng cùng các vi sinh. Sau đó nước thải sẽ được đưa qua bể lắng 2, bùn tại đây sẽ trượt về phía đấy, bông bùn sẽ được lắng xuống đáy và thu gom đưa về bể chứa bùn và xử lý.
Bể khử trùng có lẽ là bể cuối cùng của hệ thống, tại đây sẽ được châm thêm hóa chất như chlo nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có hại và nước đầu ra sẽ đảm bảo đạt chuẩn TCVN, sau đó sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải chế biến cà phê là một loại nước thải công nghiệp nguy hại, vì thế để dự án có thể đi vào hoạt động thuận lợi thì tốt nhất hãy hợp tác với một công ty xử lý nước thải có thể thực hiện thiết kế thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến cà phê cho bạn.
SGE – Tự hào là một công ty hàng đầu tại TPHCM hiện nay chuyên cung cấp dịch vụ xử lý nước thải cho mọi ngành nghề tại Việt Nam, trong đó phải kể đến nước thải chế biến cà phê. Mọi thông tin liên quan đến hệ thống cùng thông tin báo giá chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ với SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997365 để được hỗ trợ và tư vấn thêm nhé.