Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh

Rate this post

Ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển và tân tiến nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của con người, đã vô tình làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước. Để giải quyết vấn đề trên chúng ta cần đưa ra những biện pháp phù hợp để giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trên. Bạn hãy thử xem qua bài viết xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh của công ty môi trường Sài Gòn SGE nhé :

Xử lỹ nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh
Công trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh

Nên làm gì trước khi tiến hành nuôi cấy?

Trước khi tiến hành nuôi cấy bùn vi sinh, chúng ta nên kiểm tra hệ thống có khả năng nuôi cấy bùn vi sinh được không? Công việc kiểm tra cụ thể như sau:

Nên làm gì trước khi nuôi cấy vi sinh vật
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh

Kiểm tra công nghệ có đạt chuẩn để tiến hành nuôi cấy hay không.

Kiểm tra hệ thống xử lý nước thải có đạt tiêu chuẩn hay không nên được người có trình độ chuyên môn về công nghệ xử lý nước thải tham vấn và kiểm chứng. Và Hiểu được các nguyên lý, cơ chế xử lý của từng công trình, người có kinh nghiệm về thực tế.
Đưa ra các yếu tố đánh giá có khả năng gây tác động đến quá trình xử lý nước thải.

Kiểm tra lưu lượng nước thải đầu vào, các yếu tố điều kiện tự nhiên và nhân tạo

Đối với công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học thì hàm lượng và nồng độ ô nhiễm nước thải đầu vào gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nuôi cấy và sự phát triển của vi sinh vật.
Người có chuyên môn cần phải kiểm tra kỹ về các chi tiêu thông số đầu vào của nước thải, đảm bảo nồng độ ô nhiễm nằm trong khoảng cho phép có thể ứng dụng công nghệ xử lý bằng sinh học.
Nước thải sinh hoạt hoặc sản xuất trước khi đưa qua hệ thống xử lý sinh học phải đảm bảo các yếu tố sau:
pH = 6.5 – 8.5
Nhiệt độ: 10 – 40 độ C
Nồng độ oxy hòa tan:  DO = 2 – 4 mg/l
Tổng hàm lượng muối hòa tan (TDS) không quá 15 g/l
Chỉ tiêu BOD5 không quá 500 mg/l, nếu bể xử lý sinh học cải tiến có thể thiết kế hệ thống với chỉ tiêu BOD5 đạt mức từ 1000 – 1500 mg/l.
Tổng chất rắn không vượt quá 150 mg/l
Không chứa các chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, xà phòng, các chất tẩy rửa và các chất độc gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý vi sinh vật…
Cần xem xét đến chất dinh dưỡng để cung cấp cho vi sinh vật theo tỉ lệ: BOD5:N:P = 100:5:1

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh kỵ khí

Vi sinh vật kỵ khí được hình thành nhờ phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải nhưng sinh trưởng trong điều kiện không được cung cấp oxy. Quá trình này được diễn ra ở các giai đoạn chính dưới đây:
Giai đoạn 1: Thủy phân: thủy phân các protein, polysaccharide, chất béo.
Giai đoạn 2: Acid hóa: Lên men các amino acid và đường
Giai đoạn 3: Acetate hóa: các acid béo mạch dài và rượu, các acid béo dễ bay hơi (ngoại trừ acid acetic)
Giai đoạn 4: Methane hóa : từ acid acetic và hydrogen và CO2

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh hiếu khí

Vì nước thải được cung cấp oxy liên tục tạo điều kiện lý tưởng để vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển khi phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ làm thức ăn. Quá trình xử lý nước thải này trải qua 3 giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn 1: Các chất hữu cơ bị oxy hóa
Giai đoạn 2: Vi sinh vật tiến hành tổng hợp tế bào mới
Giai đoạn 3: Vi sinh vật phân hủy nội bào vì khan hiếm nguồn thức ăn

Cách để nuôi cấy vi sinh trong việc xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh

Trước khi bắt đầu nuôi cấy vi sinh người thực hiện cần bổ sung một lượng bùn vào khoảng 10-15% thể tích bể và sau đó bắt đầu tiến hành nuôi cấy vi sinh. Quy trình nuôi cấy vi sinh trong nước thải gồm có hai giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn nuôi mới
    Ngày 1: cho một lượng nước sạch vào bằng 1/3 bể, sau đó cho vi sinh dạng bùn vào trong bể. Trước khi cho vi sinh dạng bùn vào người nuôi cấy cần hòa vào nước làm tan những khối bùn lớn. Sau đó mở chế độ sục khí khoảng 2-3 ngày để cung cấp oxy cho vi sinh sống và phát triển trở lại bình thường.
    Sau khi sục khí 2-3 ngày bắt đầu cho khoảng 1/3 bể là lượng nước thải vào bể để xử lý, giai đoạn này người ta gọi là giai đoạn chạy thích nghi .
    Sau khi chạy thích nghi khoảng 3- 5 ngày ta cho nước thải vào bình thường và bắt đầu vận hành hệ thống. Lúc này lượng sinh khối đã tăng lên đến mức ổn định và vi sinh bắt đầu xử lý các chất hữu cơ trong nước thải
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn bổ sung vi sinh xử lý nước thải
    Sau một thời gian vận hành hệ thống đã đi vào ổn định, cần cho thêm một số chế phẩm vi sinh phù hợp để góp phần tăng cường sự phát triển tự nhiên của nguồn vi sinh vật. Tùy thuộc vào mật độ vi sinh vật mà sử dụng liều lượng nguồn vi sinh phù hợp.

>> Bạn nên xem thêm hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Các loại vi sinh được cung cấp khi xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh

+ Vi sinh xử lý nước thải EcoClean

+ Vi sinh xử lý nước thải Aquaclean: Aquaclean ACF-32, Aquaclean ACF-SA, Aquaclean ACF-SC, Aquaclean OC, AquaClean Nitrifier Activator (NA), Aquaclean AD.

+ Vi sinh xử lý nước thải Boi-EM

+ Vi sinh xử lý nước thải MicrobeLift IND

+ Vi sinh xử lý dầu mỡ BIO FG

Công trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh
Công trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và lắp đặt các hệ thống xử lý bằng công nghệ sinh học và sở hữu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE  đã tư vấn, thiết kế, thi công các công trình xử lý nước thải xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ vi sinh đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng nhu cầu phù hợp nhất cho quý khách: Hotline 0985 802 803

——————

CÔNG TY MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN SGE

Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, P.Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP.HCM

Hotline: 0985 802 803

Mail: xulymoitruongsg.vn@gmail.com

Website: https://xulymoitruongsg.vn