Xử lý nước thải ngành sản xuất hóa chất

Rate this post

Trong đời sống xã hội, việc sử dụng các loại hóa chất ngày càng nhiều, đa số dùng trong các lĩnh vực như xử lý nước thải, thực phẩm, và nhiều ngành nghề khác cũng cần phải có các hóa chất để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trước kia, nên kinh tế lạc hậu nên chúng ta không thể tự sản xuất mà phải nhập hóa chất từ nước ngoài về, nhưng hiện nay đã có nhiều nhà máy sản xuất hóa chất dần hình thành và đi vào hoạt động. Tuy nhiên các nhà máy sản xuất hóa chất cũng phát sinh lượng lớn nước thải sản xuất hóa chất chứa rất nhiều thành phần độc hại. Nếu không xử lý mà để thải ra ngoài môi trường tự nhiên sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường và cả hệ sinh thái. Vì thế, tiến hành xử lý nước thải sản xuất hóa chất là điều cần phải thực hiện.

xử lý nước thải sản xuất hóa chất

Nước thải sản xuất hóa chất có đặc trưng như thế nào ?

Thông thường, nước thải của ngành sản xuất hóa chất thường có độ màu cao và chứa nhiều chất hữu cơ, có độ pH không ổn định, gây màu cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến quá trình quan hợp của nhiều loại động vật thủy sinh.

Tùy vào loại hóa chất cần sản xuất mà thành phần và tính chất của nguồn nước đầu ra của từng nhà máy hoặc công xưởng sản xuất sẽ khác nhau.

>> Tìm đọc thêm: công nghệ màng lọc MBR

Các bể cần xây dựng trong hệ thống xử lý nước thải sản xuất hóa chất

– Đầu tiên, xây dựng hố thu gom: nước thải sẽ tập trung tại hố này để ổn định lưu lượng và bơm lên bể điều hòa. Trước bể điều hòa, nước thải sản xuất hóa chất sẽ chảy qua song chắn rác để giữ lại các loại rác có kích thước lớn.

– Thứ hai, xây dựng bể điều hòa: Nước từ hố thu gom sẽ chảy qua bể điều hòa với mục đích điều hòa lưu lượng cùng nồng độ. Bên cạnh đó còn sục khí sơ bộ qua hệ thống đĩa thổi khí ở dưới đáy bể để nước không bị lắng và xảy ra phản ứng kỵ khí dưới đáy bể.

– Thứ ba, xây dựng bể keo tụ tạo bông: trong bể này thường sẽ châm hóa chất keo tụ để giúp quá trình keo tụ được diễn ra một cách nhanh hơn, giúp các bông cặn có thể kết dính với nhau nhanh hơn để lắng xuống khi tới bể lắng hóa lý.

– Thứ tư, xây dựng bể lắng hóa lý: bể này thường xử lý bùn hóa lý, bùn sau khi lắng sẽ được bơm về bể chứa bùn để xử lý.

– Thứ năm, xây dựng bể sinh học Anoxic và Aerotank: nước thải sau khi được xử lý tại bể lắng hóa lý sẽ được đưa qua bể sinh học anoxic để xử lý Nito, Phopho. Tiếp theo là bể Aerotank để giảm lượng chất hữu cơ có trong nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí.

Nhờ có hệ thống phân phối khí, các vi sinh vật có trong bể có thể sinh trưởng và phát triển tốt và xử lý hết các chất hữu cơ có trong nước thải trước khi đưa ra ngoài nguồn tiếp nhận.

– Thứ sáu, xây dựng bể lắng sinh học: bể này có tác dụng lắng bùn sinh học, phần bùn lắng xuống đáy nước sẽ chảy qua bể khử trùng và bùn được tuần hoàn lại về bể sinh học hiếu khí, phần còn lại sẽ được dẫn về bể chứa bùn và đem đi nén chung với bùn hóa lý.

– Bể cuối, bể khử trùng: nước thải sau khi qua bể khử trùng bằng clo sẽ được xả ra nguồn tiếp nhận, trước khi thải ra, nước thải phải đảm bảo đạt QCVN 40:2011/ BTNMT.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, nếu có nhu cầu cần được hỗ trợ và tư vấn thêm về hệ thống xử lý nước thải sản xuất hóa chất, các bạn có thể liên hệ với công ty xử lý môi trường SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 nhé.