Mỗi ngày có lượng lớn nước thải sinh hoạt được thải ra ngoài môi trường tự nhiên chưa qua xử lý, điều này ảnh hưởng rất lớn chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Chính vì thế, nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định trong việc xử lý nước thải sinh hoạt, yêu cầu các đối tượng phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài nguồn tiếp nhận.
Để đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý đúng chuẩn bạn phải biết quy chuẩn xử lý nước thải do nhà nước ban hành. Xem cùng SGE chúng tôi qua bài viết sau nhé.
Nội dung chính của bài viết
Bạn biết gì về nước thải sinh hoạt ?
Đây là một loại nước thải thường phát sinh từ quá trình sinh hoạt và làm việc của con người như tắm giặt, tẩy rửa, nấu nướng, vệ sinh,…
Có 2 thành phần chính trong nước thải sinh hoạt:
– Thứ nhất, nước thải đen: đây là nước thải phát sinh từ nước thải của con người, từ khăn giấy đã qua sử dụng, từ các bể phốt.
– Thứ hai, nước thải xám: bao gồm các loại nước tẩy rửa trong quá trình tắm giặt, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa.
Tuy không có nhiều chất độc hại như nước thải công nghiệp hay nước thải y tế, tuy nhiên nước thải sinh hoạt nếu không kịp thời xử lý sẽ làm tổn hại rất nghiên trọng đến tài nguyên nước tiếp nhận, đặc biệt là các sông suối, ao hồ,…
Tìm hiểu về quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất
Nhà nước ban hành quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt với mục đích quy định các giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra ngoài môi trường tự nhiên. Tuy nhiên những quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt chỉ áp dụng riêng cho nước thải đô thị và nước thải sinh hoạt, các tổ chức hay các cá nhân có vấn để xả nước thải đều cần phải tuân theo những tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt đã được nhà nước quy định.
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra ngoài nguồn tiếp nhận không vượt quá giá trị Cmax được tính theo công thức sau:
Cmax = C x K
Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở để tính toán cho giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt, cụ thể các bạn xem bảng dưới đây:
Giá trị K ứng với các loại hình cơ sở dịch vụ, các cơ sở công cộng, chung cư. Tùy theo loại hình cũng như quy mô và diện tích sử dụng, giá trị K sẽ được quy định theo bảng dưới đây:
Đối tượng nào cần áp dụng quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt ?
Quy chuẩn này thường chỉ áp dụng riêng cho nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị. Các tổ chức cá nhân có hoạt động xả nước thải sinh hoạt và nước đô thị ra ngoài nguồn tiếp nhận đều phải tuân thủ theo quy chuẩn xử lý này.
Cụ thể áp dụng cho các cơ sở công nghiệp, các cơ sở dịch vụ, các khu chung cư, khu tòa nhà cao tầng, các doanh trại lực lượng vũ trang, các nhà máy nước thải tập trung theo quy định của các đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, nếu có nhu cầu cần được hỗ trợ thêm về vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt cũng như cần được hỗ trợ tư vấn, báo giá chi tiết về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại dự án, xin vui lòng liên hệ với công ty xử lý nước thải SGE qua hotline: 0909.997.365 để được tư vấn thêm nhé.