Phương pháp xử lý nước thải có độ mặn cao

Rate this post

Nước thải có độ mặn cao sẽ khiến các vi sinh vật bị ức chế quá trình phát triển do nồng độ mặn trong nước thải cao. Giải pháp để xử lý nước thải có độ mặn cao đó là sử dụng hoặc bổ sung các vi sinh có thể chịu được độ mặn cao. Bài viết ngày hôm nay, công ty xử lý nước thải SGE chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số phương án xử lý nước thải có độ mặn cao, xin mời các bạn cùng theo dõi.

Một số ảnh hưởng của nồng độ muối cao trong nước thải đến vi sinh

Để xử lý nước thải thì hiện nay hầu hết các nhà thầu vận hành đều áp dụng các phương pháp sinh hóa dựa trên cơ chế hoạt động của các vi sinh vật. Về ưu điểm, phương pháp này mang lại hiệu quả rất tốt, chi phí thực hiện thấp, dễ vận hành và bảo trì hệ thống, thân thiện với môi trường.

Nước thải chế biến thủy sản, muối, đồ hộp,… thì trong nước thải có độ mặn cao, các vi sinh vật dễ mất hoạt tính vì úa trình Plasmolysis xảy ra, đây có thể nói là hiện tượng co hẹp của chất nguyên sinh cách xa vách tế bào của vi khuẩn do mất nước và dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu, dẫn đến khoảng trống giữa các tế bào và màng bào. Nếu điều này tiếp tục diễn ra sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng cũng như sự phát triển của các vi sinh vật đồng thời làm giảm hiệu suất xử lý nước thải.

Với độ mặn từ 300mg/l thì sinh khối hiếu khí sẽ bị tác động rõ rệt qua đó làm giảm hiệu suất phân hủy của các vi sinh vật đồng thời làm chậm quá trình xử lý nước thải, qua đó nước thải đầu ra sẽ không đạt chuẩn theo quy định.

Một số phương pháp xử lý nước thải có độ mặn cao

  1. Chưng cất nhiệt:

Ở phương pháp này, nước thải nhiễm mặn được xử lý bằng cách đem đun tới nhiệt độ sôi và bốc hơi, hơi sẽ theo đường ống thoát ra ngoài và ngưng tụ thành dạng lỏng, phần muối còn lại trong nồi sẽ được xử lý chuyển đi hoặc có thể dùng cho nhiều mục đích.

Về ưu điểm, phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại nước thải có độ mặn khác nhau, tuy nhiên để thực hiện thì chi phí tiến hành rất cao vì thể thường không khuyết khích sử dụng, bên cạnh đó thì phần nước sau xử lý cũng không giữ lại các khoáng chất.

  1. Cách điện phân:

Dùng phương pháp cách điện phân sẽ loại bỏ được các ion natri và ion clo, lúc này độ mặn sẽ giảm đi và có thể sử dụng để ăn uống do mất độ NaCl.

Để thực hiện phương pháp này cần dùng đế thiết bị có cấu tạo gồm 2 thanh than trì hoặc dây sắt có tình dẫn điện cao được phủ một lớp điện cực cacbon bên ngoài, biến thành 2 cực âm và dương. Để thực hiện, đầu tiên ta cho thiết bị này kết nối với hệ thống nguồn điện bên ngoài, với điện áp chêch lệch giữa 2 dây nhỏ, 2 cực âm dương để được tạo và hút lấy các ion natri điện dương cùng với ion clo điện âm.

  1. Trao đổi ion:

Dùng phương pháp trao đổi ion để xử lý nguồn nước thải có độ mặn cao chính là thực hiện lọc qua bể lọc OH-anionit và H-cationit. Khi đó các ion muối hòa tan sẽ bị loại bỏ và chuyển thành các axit tương ứng.

Đến đây xin kết thúc nội dung bài viết tại đây, nếu quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn kỹ thuật hoặc cần báo giá về hệ thống xử lý nước thải có độ mặn cao, xin vui lòng liên hệ với công ty xử lý nước thải SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 để được hỗ trợ và tư vấn thêm.

++ Tìm hiểu thêm: Màng lọc MBR