Việc ứng dụng công nghệ màng sinh học trong xử lý nước thải hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp thực hiện. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ lọc màng và bể lọc sinh học như một công đoạn trong quy trình xử lý nước thải. Trong một số trường hợp còn được dùng để thay thế cho vai trò tách cặn của bể lắng 2 và bể lọc nước đầu vào. Vì thế có thể tiết kiệm được khá nhiều diện tích và chi phí thực hiện do loại bỏ được bể lắng bậc 2 và bể khử trùng.
Bài viết ngày hôm nay, công ty xử lý nước thải SGE chúng tôi xin mời các bạn cùng theo dõi thêm về một số thông tin về màng lọc MBR, một loại màng sinh học thường được sử dụng trong công nghệ xử lý nước thải chuyên nghiệp. Cùng theo dõi nhé.
Nội dung chính của bài viết
Ưu điểm khi sử dụng màng sinh học trong xử lý nước thải
Màng sinh học ở đây là loại màng lọc MBR với nhiều ưu điểm vượt trội, chẳng hạn như:
– Kích thước lỗ màng rất nhỏ, chỉ khoảng 0,03 µm, vì thế màng có thể tách các chất rắn lơ lửng, các loại vi khuẩn, hạt keo, một số loại virut cùng các phân tử hữu cơ kích thước lớn ra khỏi nước. Sử dụng màng, bạn hoàn toàn có thể lượt bỏ bể lắng bùn sinh học, bể khử trùng, qua đó tiết kiệm diện tích cùng chi phí cho việc xây dựng.
– Sử dụng màng cho ra thời gian lưu nước ngắn, ngắn hơn nhiều so với công nghệ bùn hoạt tính thông thường. Điều này rất tốt khi ứng dụng công nghệ màng sinh học tại các bệnh viện, phòng khám, các khu văn phòng, công trình cải tạo,… bởi những công trình này thường không có diện tích đất lớn, không có đất dự trữ.
– Thời gian lưu bùn dài nên lượng bùn sinh ra khá ít, qua đó giảm chi phí xử lý, thải bỏ bùn. Ngoài ra, do nồng độ bùn trong bể cao nên sẽ làm giảm khả năng nổi của bùn, tăng hiệu quả xử lý bùn hoạt tính.
– Chất lượng nước sau xử lý với công nghệ màng sinh học luôn đảm bảo tốt nhất mà không cần quan tâm trong nước có chứa bùn hay các loại vi khuẩn hay không.
– Qúa trình vận hành, lắp đặt đơn giản, có thể điều khiển hoàn toàn tự động trong quá trình vận hành mà không cần phải thường xuyên đo chỉ số SVI mỗi ngày.
– Không cần phải mở rộng diện tích khi nâng công suất hoạt động, chỉ cần đầu tư thêm module màng lọc MBR là đủ.
Vai trò và kỹ thuật dùng màng lọc MBR tách cặn trong xử lý nước thải
Quy trình xử lý bể sinh học bằng màng MBR có thể loại bỏ các chất ô nhiễm cùng các vi sinh vật rất tốt, vì thế hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống xử lý nước thải.
1. Vai trò của MBR và bể lọc tách bằng màng
– Đối với màng MBR:
+ Vối giai đoạn tiền xử lý, MBR như một lưới lọc, song chắn rác trong hệ thống.
+ Đối với giai đoạn xử lý bậc 1, màng MBR có thể khử chất hữu cơ, N, P rất tốt.
+ Đối với giai đoạn xử lý bậc 2, MBR có thể phân tách 2 pha rắng và lỏng khi chảy qua màng.
– Vai trò của bể lọc tách bằng màng:
+ Thứ nhất, cấp đầy dưỡng chất bằng hấp thu lượng amoni và P
+ Thứ hai, có thể khử được hết các sinh vật còn sót lại
+ Thứ ba, hoạt động vận hành gián đoạn, thường thì sẽ có 3 phút ngưng, 7 đến 12 phút chạy.
+ Thứ tư, chỉ bằng thổi khí ngược là có thể làm sạch màng.
+ Thứ năm, vận hành liên tục trên 6 tháng với lưu tốc 0.3 m3/m2.ngày.
2. Một số ưu điểm khi dùng kỹ thuật màng lọc tách:
– Bạn không cần sử dụng bể lắng và giảm được kích thước của bể nén bùn
– Bạn không cần phải tiệt trùng bởi đã khử triệt để coliform
– Công trình của bạn được tinh giản tối đa nhờ vào việc chỉ sử dụng 1 bể phản ứng để khử P, N mà không cần thêm các bể khác như bể lắng, bể lọc hay bể khử trùng.
– Nếu điều kiện thay đổi đột ngột, hệ thống có thể tự điều chỉnh để ổn định hơn bằng kỹ thuật không sục khí – sục khí – không sục khí.
– Khắc phục được các yếu điểm trong phương pháp bùn hoạt tính truyền thống.
– Dễ dàng kiểm soát và bảo trì bằng hệ thống tự động.
Mọi thông tin cần được tư vấn và cần được hỗ trợ thêm, xin các bạn vui lòng liên hệ với công ty môi trường SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 để được hỗ trợ và tư vấn thêm nhé. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết.
>> Một sản phẩm khác của SGE: Tấm lắng lamen