Các bể trong hệ thống xử lý nước thải chế biến gỗ

Rate this post

Nhu cầu sử dụng đồ gỗ hiện nay tại Việt Nam đang rất lớn, với nhu cầu như thế thì có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất trong ngành này. Đã sản xuất thì việc phát sinh nước thải là điều không tránh khỏi. Vậy giải pháp nào để xử lý nước thải chế biến gỗ ? Cùng môi trường SGE chúng tôi theo dõi qua bài viết sau nhé.

Đối nét về ngành chế biến gỗ hiện nay

Theo thống kê, ngành chế biến gỗ có chỉ số tăng cao, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước (Qúy II/2022). Trong khi đó các hoạt động sản xuất đồ gỗ nội thất thì tăng đến 8.5%. Qua đó có thể thấy hiện nay tại Việt Nam, ngành gỗ mang đến lợi nhuận rất cao.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh mẽ thì ngành công nghiệp chế biến gỗ lại phát sinh nguồn nước thải rất lớn, và nguồn nước thải này rất độc hại, nếu không xử lý mà để thải ra ngoài môi trường tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến môi trường rất nghiêm trọng. Vì thế, khi xử lý nước thải chế biến gỗ cần đảm bảo có một hệ thống đủ lớn và phù hợp, đảm bảo nước thải đầu ra đạt quy chuẩn theo quy định.

Qúa trình sản xuất đồ gỗ thì nước thải phát sinh đa phần từ công đoạn sơn, ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt của các công nhân viên, vì thế đa phần loại nước thải này chứa các thành phần như cặn sơn chứa kim loại, TSS, BOD5,…

>> Đọc thêm: Màng lọc MBR

Các bể xử lý nước thải ngành chế biến gỗ

Như đã nói ở trên, nước thải phát sinh từ quá trình chế biến gỗ đa phần từ các hoạt động cắt, mài, sơn gỗ,… do đó nước thải có chứa rất nhiều bụi gỗ, cặn sơn kim loại, BOD5, TSS,… Nước thải sẽ được thu vào hố thu gom, sau đó chuyển đến các bể xử lý của hệ thống.

– Bể điều hóa: Bể này có tác dụng điều hòa nồng độ cùng lưu lượng của nước thải, qua đó sẽ giúp ổn định các công trình xử lý phía sau.

– Bể keo tụ: bể này sẽ keo tụ các tạp chất, bụi bẩn thành những bông cặn lớn và dễ dắng, qua đó giúp nước thải loại bỏ được phần lớn các cặn bẩn có trong nước.

– Bể lắng 1: bể này có tác dụng lắng những bông cặn có kích thước lớn và giảm tải trọng cho các bể ở phía sau.

– Bể sinh học hiếu khí: bể giúp xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải, diễn ra quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ và dạng keo, đồng thời có sự góp sức của các vi sinh vật hiếu khí.

– Bể lắng bậc 2: khác với bể lắng bậc 1, bể lắng này sẽ lắng các tạp chất còn sót lại trong nước và tách bùn ra khỏi nước, phần bùn dư sẽ chuyển tới bể chứa bùn. Một phần bùn sẽ được tuần hoàn ngược lại bể sinh học để liên tục xử lý.

– Bể khử trùng: công dụng của bể này là loại bỏ các vi sinh vật, các loại vi khuẩn có hại. Bổ sung clo vào bể keo tụ bằng bơm định lượng hóa chất.

Cuối cùng là bồn lọc áp lực, bồn này sẽ lọc phân tách sơ bộ các tạp chấ không lắng được trong nước. Sau khi qua bể cuối cùng này nước thải sẽ đạt chuển QCVN 40:2021/BTNMT về xử lý nước thải công nghiệp.

Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường, SGE chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho doanh nghiệp những trải nghiệm dịch vụ, đặc biệt là trong vấn đề xử lý nước thải tại dự án. Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 hoặc website: https://xulymoitruongsg.vn để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé.