Công nghệ xử lý nước thải thẩm mỹ viện MBR

Rate this post

Nhu cầu làm đẹp hiện nay của mọi người được chú trọng hơn, vì thế có rất nhiều thẩm mỹ viện mọc lên để phục vụ nhu cầu của người dân. Qúa trình hoạt động kinh doanh thẩm mỹ viện chắc chắn sẽ phát sinh nước thải. Nước thải tại các thẩm mỹ viện cũng là một loại nước thải y tế, chứa các thành phần ô nhiễm cần được xử lý theo quy định trước khi thải ra ngoài nguồn tiếp nhận.

Vậy xử lý nước thải thẩm mỹ viện như thế nào ? Cùng công ty xử lý nước thải SGE chúng tôi theo dõi qua bài viết sau nhé.

Nguồn gốc phát sinh nước thải thẩm mỹ viện

Nước thải thẩm mỹ viện được xem là một loại nước thải y tế, thường phát sinh từ 2 nguồn như sau:

– Thứ nhất, nước thải sinh hoạt: đa phần sẽ phát sinh từ quá trình sinh hoạt ăn uống của các nhân viên, khách hàng trong thẩm mỹ viện, nước thải sẽ chứa các chất hữu cơ, chất thải rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng Nito, Photpho,…

– Thứ hai, nước thải từ các hoạt động thẩm mỹ viện: đa phần sẽ phát sinh từ quá trình thăm khám và thực hiện cho khách hàng. Nước thải này chứa các loại vi khuẩn gây bệnh.

Về tính chất cơ bản thì nước thải của thẩm mỹ viện hay nước thải tại các phòng khám là giống nhau, vì thế quy trình và công nghệ xử lý cũng khá tương tự. Bạn có thể xem công nghệ xử lý nước thải phòng khám nha khoa ở phần sau đây.

Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải thẩm mỹ viện

Trong hệ thống xử lý nước thải thẩm mỹ viện thông thường sẽ có các bể sau đây:

– Song chắn rác: thiết lập song chắn rác để loại bỏ các chất rắn đảm bảo hệ thống không bị tắc nghẽn.

– Bể điều hòa: bể này thường điều hòa lưu lượng nước thải và độ pH.

– Bể Anoxic: bể này sẽ giúp loại bỏ các chất dinh dưỡng như Photpho, Nito có trong nước thông qua hoạt động quá trình khử nitrat bằng loại vi khuẩn denitrificans.

– Bể Aerotank: nước thải sẽ được dẫn vào bể này, trong bể kết hợp bố trí các modul màng MBR. Đây là một modun bao gồm nhiều màng lọc MBR dạng sợi rỗng ghép lại với nhau, nhiều sợi tạo thành 1 modul, nhiều modul tạo thành một hệ thống MBR. Cơ chế của màng MBR là nước sau xử lý sinh học sẽ được thấm qua màng, các chất bẩn và các loại vi khuẩn sẽ được giữ lại trên bề mặt của màng lọc và cho nước sạch đi qua.

Màng lọc MBR thường có kích thước rất nhỏ, chỉ từ 0,01 đến 0,2 micro mét, vi khuẩn gây bệnh sẽ được giữ lại, thêm vào đó, lượng hóa chất khử trùng trong nước thải cao nên không cần thêm công trình khử trùng và lọc ở phía sau. MBR sẽ giúp hàm lượng của bùn hoạt tính được duy trì ở nồng độ cao, do đó hiệu quả xử lý sẽ cao hơn.

Máy bơm ngược sẽ được bố trí trong bể để bơm nước từ bể chứa nước sạch sau xử lý về lại bể MBR, hướng từ trên xuống dưới, kết hợp với rung màng tốc độ nhanh sẽ đảm bảo vệ sinh màng và làm sạch các lớp bùn bám trên màng, tránh gây tắc nghẽn và tăng tuổi thọ của màng.

– Bùn thải từ hệ thống sẽ được chuyển sang bể chứa bùn để định kỳ thu gom và xử lý.

– Nước thải đầu ra cam kết đạt QCVN 28:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải ngành y tế.

Với công nghệ trên có rất nhiều ưu điểm như tiết kiệm tối đa diện tích, nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cột A, ít tốn hóa chất, dễ dàng vận hành và tăng công suất, dễ bảo trì và kiểm soát.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến nước thải thẩm mỹ viện mà SGE chúng tôi muốn gửi đến các bạn đọc. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, SGE tự tin sẽ đem đến các giải pháp tối ưu nhất để phù hợp với khách hàng, giúp dự án của doanh nghiệp hoạt động một cách thuận lợi nhất.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 hoặc https://xulymoitruongsg.vn để được tư vấn thêm nhé. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết