Ưu cùng nhược điểm của cột lọc composite

Rate this post

Cột lọc composite là một trong những thiết bị không thể thiếu trong hệ thống lọc nước, nó là nơi chứa các vật liệu lọc nhằm mục đích lọc phèn, các tạp chất,… Hiện nay, tại Việt Nam ta có nhiều loại trụ lọc được sử dụng trong một hệ thống, chẳng hạn như cột lọc inox, cột lọc bình minh, cột lọc PVC,… đặc biệt thường sử dụng nhất phải kể đến cột lọc composite. Bài viết ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cột lọc composite này, xin mời các bạn cùng theo dõi.

Tìm hiểu về cột lọc composite

Composite là vật liệu thế nào ? Đây là vật liệu tổng hợp từ 2 hay nhiều vật liệu khác để tạo nên những vật liệu có tính năng hơn hẳn các vật liệu ban đầu, nó được cấu tạo từ 2 phần bao gồm phần cốt và phần vật liệu nền.

– Thứ nhất, phần cốt: đây là phần được làm bằng sợi thủy tinh, sợi cacbon, sợi bazan, sợi hữu cơ, sợi kim loại, sợi ngắn cùng các hạt phân tán, cốt vải,…

– Thứ hai, phần vật liệu nền: gồm chất liệu nền polime nhiệt dẻo, nhiệt rắn, nền cacbon.

Cột lọc composite là một vật liệu thường dùng trong hệ thống xử lý nước, cột được sản xuất theo công nghệ quấn, đan xen các lớp với nhau để tạo thành một khối dạng hình trụ. Chức năng chính của cột lọc này là chứa các vật liệu lọc nước, chẳng hạn như than hoạt tính, hạt cation, cát mangan, cát thạch anh,…

Về ứng dụng, cột lọc composite được ứng dụng rộng rãi trong ngành xử lý nước cấp, chẳng hạn như hệ thống lọc nước sinh hoạt, lọc nước mặn, nước ngọt,…

>> Đọc thêm về sản phẩm khác: màng lọc MBR xử lý nước thải

Tìm hiểu về một số ưu cùng nhược điểm của cột lọc composite

  1. Những ưu điểm:

Sau đây là một số ưu điểm của cột lọc composite mà bạn nên biết:

– Thứ nhất, có độ bền khá cao, khả năng chống ăn mòn rất tốt, có thể chịu áp lực cao, chịu nhiệt tốt

– Thứ hai, không bị gỉ sét vì thành phần hay cấu tạo của nó không dùng kim loại.

– Thứ ba, có khả năng cách nhiệt, cách điện rất tốt

– Thứ tư, trọng lượng của cột lọc composite rất nhẻ, chỉ nhẹ bằng ¼ khối lượng của một ống kim loại, hình dáng nhỏ gọn tiện lợi trong việc vận chuyển cũng như lắp đặt.

– Thứ năm, cột lọc composite ít tốn kém chi phí duy trì hay bảo dưỡng: với chất liệu composite sẽ giúp cho cột lọc không bị han gỉ trong mọi hóa chất, không bị mài mòn, không bị các sinh vật hay các chất bẩn bám vào nên về chi phí bảo dưỡng cũng rất thấp.

– Thứ sáu, cột có thiết kế hình trụ thon gọn, có màu xanh lá cây nhạt đem đến cái nhìn thân thiện, cảm giác mới mẻ cho ngôi nhà của bạn.

– Thứ bảy, bên trong và bên ngoài của trụ được phủ một lớp polyester có tác dụng thẩm thấu, chống sự xâm nhập của các chất trong tự nhiên, vì thế cột lọc này thường được dùng để xử lý nguồn nước nhiễm mặn, nhiễm lợ, nguồn nước có tính axit cao,…

  1. Về nhược điểm:

– Thứ nhất, cột lọc composite có tốc độ lọc khá yếu so với các cột lọc như nhựa hay inox, vì thế cột lọc này thường được dùng cho hệ thống 2 bồn hoặc bơm áp lực.

– Thứ hai, nếu dùng lâu ngày thì cột lọc composite sẽ bị bong các sợi thủy tinh, khi đó bạn rờ vào sẽ rất ngứa.

– Thứ ba, khi xài một thời gian thì trên cột sẽ xuất hiện rong rêu mọc và bám trong hệ thống lưới của cột, có thể làm tắt hệ thống lọc nước.

SGE là nhà cung cấp cột lọc composite chính hãng tốt nhất tại TPHCM, chúng tôi cung cấp cột lọc composite với nhiều chủng loại như 1054, 1252, 1354, 1465, 1665, 1865,… Mọi thông tin quý khách hàng cần được hỗ trợ thêm về sản phẩm do SGE chúng tôi cung cấp, có thể liên hệ qua hotline: 0909997365, nhân viên của SGE sẽ gọi lại hỗ trợ và tư vấn thêm nhé.

>> Có thể bạn quan tâm: xử lý nước thải