Tìm hiểu về bể UASB cùng công nghệ sinh học kỵ khí

Rate this post

Nước có thể nói là một tài nguyên quý giá của các sinh vật sống trên trái đất hiện nay, nếu không có nước chắc hẳn 1 điều là sẽ không có sự sống. Vì thế, bảo vệ nguồn nước là một việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên thực trạng hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm khá nghiêm trọng không chỉ riêng tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Nhiều dự án mới ra đời song việc xử lý nguồn thải ô nhiễm, đặc biệt là nguồn nước thải phát sinh từ dự án thì nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện. Nếu lượng nước thải này thải không được xử lý mà thải ra ngoài môi trường tự nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước mặt, nước ngầm, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người.

Để đảm bảo chất lượng nguồn nước thải đầu ra đạt đúng theo quy chuẩn xả thải, con người nên tiến hành các phương án và các biện pháp xử lý xả thải, áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng các phương án xử lý sinh học hiếu khí, kỵ khí, thiếu khí, hóa lý, cơ học,… để loại bỏ các thành phần ô nhiễm ra khỏi nguồn nước.

Bài viết ngày hôm nay, xin giới thiệu đến các bạn một số thông tin liên quan đến hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học kỵ khí, xin mời cùng theo dõi.

Tìm hiểu thông tin về công nghệ sinh học kỵ khí

Công nghệ sinh học kỵ khí là gì ? Đây là một phương pháp sử dụng các vi sinh vật kỵ khí và các VSV tùy nghi nhằm phân hủy các chất hữu cơ và các chất vô cơ có trong nước thải, ở trong điều kiện hoàn toàn không có oxi hòa tan với độ pH, nhiệt độ,… điều này rất thích hợp để cho các sản phẩm dạng CO2, CH4 tồn tại.

Trong quá trình phân hủy kỵ khí, các vi sinh vật tham gia vào thường có sẵn trong các chất hữu cơ, tuy nhiên chỉ tồn tại một số ít và khả năng thích nghi với môi trường của nó khá bị hạn chế, hiệu quả xử lý không được cao. Vì thế cần phải tiến hành bổ sung các men vi sinh kỵ khí nhằm tăng hiệu suất xử lý và thức đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp, tạo khí metan.

Tìm hiểu về bể UASB – Bể bùn kỵ khí dòng chảy ngược

Hiện nay, bể UASB được xem là một trong những phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí được áp dụng rộng rãi bởi nó có nhiều ưu điểm nổi bật.

Bể UASB có 3 quá trình: Phân hủy, lắng bùn và tách khí, thường người ta sẽ đặt chung chúng trong 1 công trình. Bể UASB được chia làm 2 vùng như sau:

– Thứ nhất, vùng lắng: thường được thiết kế đặt trên vùng phân hủy kỵ khí, nước thải sau khi phân hủy sẽ được di chuyển lên vùng này để thực hiện lắng cặn.

– Thứ hai, vùng chứa bùn phân hủy kỵ khí: đây là một lớp bùn chứa các vi sinh vật kỵ khí, tác dụng của chúng là phân hủy các hợp chất hữu cơ, nước thải được chuyển vào vùng này để tiến hành xử lý.

Trong bể UASB các vi sinh vật được liên kết với nhau và tạo thành các hạt bùn đủ lớn nhằm tránh bị cuốn trôi ra khỏi bể, đồng thời các loại khí được tạo ra trong điều kiện kỵ khí sẽ tạo ra dòng tuần hoàn cục bộ giúp cho việc tạo thành hạt bùn hoạt tính đồng thời sẽ giúp cho chúng ổn định hơn bao giờ hết.

Sau đây là một số ưu điểm của bể UASB:

– Chi phí đầu tư cũng như vận hành bể khá thấp.

– Không cần phải có quá nhiều lượng hóa chất bổ sung.

– Không đòi hỏi cấp khí, do đó sẽ ít tiêu hao năng lượng và có thể thu hồi, tái sử dụng năng lượng từ hố biogas.

– Lượng bùn sinh ra ít, có thể vận hành với tải trọng cao

– Giảm tối đa diện tích của công trình.

Có ưu thì phải có nhược, bể UASB còn tồn tại nhiều nhược điểm sau: bể xây dựng lâu, thường dễ bị sốc tải khi chất lượng nước đầu vào bị biến động, bể cũng chịu những ảnh hưởng của các hóa chất độc hại và khó hồi phục sau thời gian dài ngừng hoạt động.

Với thâm niên hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xử lý nước thải cùng với đó là đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, SGE cam kết có thể thực hiện và xử lý mọi vấn đề nước thải đang tồn đọng tại dự án. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc xử lý nước thải, công nghệ và phương pháp thực hiện, xin vui lòng liên hệ với SGE chúng tôi qua hotline: 0909.997.365 để được hỗ trợ và tư vấn thêm nhé.

>> Tìm hiểu thêm về một dịch vụ khác: cột lọc composite