Lắp đặt đĩa thổi khí sẽ giúp cải thiện hiệu suất xử lý nước thải của toàn bộ hệ thống, đồng thời còn tiết kiệm chi phí vận hành và năng lượng. Tuy nhiên, để vận hành ổn định và độ bền của đĩa thổi khí, người ta thường vệ sinh, bảo dưỡng đĩa phân phối khí định kỳ.
Vậy tại sao cần bảo dưỡng đĩa thổi khí ? Vệ sinh như thế nào ? Cùng SGE chúng tôi theo dõi qua bài viết sau đây nhé.
Tại sao bên nên bảo dưỡng đĩa thổi khí định kỳ ?
Đĩa thổi khí là một thiết bị chuyên dụng trong khuếch tán khí oxy vào bể hiếu khí, bể điều hòa hoặc bể lắng,… Đĩa này thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải, dùng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Nhờ vào bề mặt có nhiều lỗ li ti nên khi hoạt động, đĩa tạo ra bọt khí mịn và đồng đều, ổn định hàm lượng oxy trong công trình xử lý.
Sử dụng đĩa thổi khí sẽ tiết kiệm tối đa năng lượng, chi phí vận hành cũng như tăng hiệu suất cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, để đĩa hoạt động được ổn định nhất, người ta thường cần vệ sinh và bảo dưỡng đĩa thổi khí định kỳ, thông thường là 1 năm 1 lần. Việc bảo trì thường xuyên sẽ giảm nguy cơ tắc nghẽn và không làm gián đoạn hoạt động của toàn hệ thống.
Khi bảo dưỡng đĩa thổi khí đúng cách sẽ giúp thiết bị hoạt động lâu dài, tiết kiệm năng lượng, chi phí sửa chữa hay thay mới. Với các loại đĩa thổi khí, việc bảo dưỡng phải tiến hành đúng kỹ thuật để tránh những thiệt hại không đáng có hoặc có thể làm đĩa xuống cấp nhanh hơn.
>> Đọc thêm sản phẩm khác: Bồn rửa tay tiệt trùng 2 vòi
Vậy khi nào thì cần phải bảo dưỡng đĩa ?
– Khi nồng độ DO giảm đáng kể
– Khi áp suất ngược tăng
– Khi máy thổi khí tiêu thụ quá nhiều năng lượng so với tiêu chuẩn.
Tìm hiểu cách vệ sinh đĩa thổi khí đúng cách
Thời gian lý tưởng cho việc bảo trì đĩa thổi khí là 1 năm 1 lần, đối với màng đĩa thì bạn nên kiểm tra thường xuyên. Việc vệ sinh đĩa bằng phương pháp cơ học sẽ tiến hành như sau:
Dùng bàn chải (đối với trường hợp cặn bẩn đóng ít) hoặc dùng máy phun nước (với trường hợp cặn bẩn, rong rêu nhiều). Tuy nhiên, cần lưu ý giữa vòi phun và mang đĩa tối thiểu là 50cm để tránh bị phá hủy cầu trúc màng, các chất cặn lắng sẽ bị loại bỏ dễ dàng khi bạn ứng dụng phương pháp này.
Trên bề mặt đĩa thổi khí thường có 2 lớp bùn bám dính, một là bùn sinh học, 2 là bùn vô cơ, để xử lý từng loại bùn này, bạn áp dụng phương pháp sau:
– Đối với bùn sinh học: bùn này được hình thành chủ yếu là do rong rêu, vì thế để xử lý có thể dùng bàn chải hoặc xịt nước. Lưu ý, khi xịt nước chỉ hiệu quả khi lớp bùn không quá cứng hay bám dính quá chặt. Thời gian trung bình để vệ sinh lớp bùn trên đĩa thường khoảng dưới 10 giây, bạn nên chú ý điều này.
– Đối với bùn vô cơ: đây là loại bùn kết tủa trên màng đĩa sục khí và có dạng hình hạt, khá tương tự như bùn sinh học, bạn có thể vệ sinh bằng bàn chải hoặc xịt nước. Ngoài ra có thể dùng dung dịch axit fomic khi bùn hình thành bởi cacbon.
Xin kết thúc bài viết tại đây, nếu quý khách có nhu cầu cần mua đĩa thổi khí, hãy liên hệ ngay với SGE qua hotline: 0909.997.365 để được tư vấn thêm nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: Màng lọc xử lý nước thải MBR