Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm chuyên nghiệp nhất hiện nay

Rate this post

Nước thải dệt nhuộm là loại nước thải rất khó xử lý triệt để vì tỉ lệ COD/BOD trong nước thải này khá cao, độ màu có trong nước thải cũng rất khó xử lý vì vậy ảnh hưởng của loại nước thải này đối với con người được đánh giá là rất nghiêm trọng, vì vậy các công ty xí nghiệp phục vụ trong các ngành sản xuất dệt may, nhuộm bắt buộc phải đầu tư các hệ thống xử lý theo một công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm cực kỳ chuyên nghiệp mới có thể giải quyết được vấn đề này.

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin liên quan đến vấn đề xử lý nước thải sản sinh ra sau quá trình sản xuất, dệt nhuộm như quy trình, công nghệ xử lý,… sẽ phần nào giúp khách hàng xử lý được các vấn đề liên quan đến loại nước thải đặc biệt này.

Phân tích xử lý nước thải dệt nhuộm
Phân tích xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải dệt nhuộm

Ngành công nghiệp thời trang trị giá hơn 1.800 tỷ USD, và hiện vẫn còn tiếp tục tăng với sự gia tăng dân số và đời sống ngày càng phát triển. Với sự phát triển của ngành thời trang kéo theo quá trình dệt nhuộm cũng ngày càng gia tăng, nhà máy dệt nhuộm phát sinh nước thải rất nhiều với hàm lượng các hoạt chất có khả năng gây ô nhiễm rất nặng nề. Do đó các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất dệt nhuộm rất chú trọng đầu tư bài bản hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm nhằm xả nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường (QCVN13-MT-2015-BTNMT). Cùng chung tay từ khâu từ vấn thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm  với chi phí đầu tư và vận hành tối ưu nhất, chúng tôi có được sự tín nhiệm cao từ các doanh nghiệp sản xuất dệt nhuộm trên địa bàn TPHCM, Bình Dương, Bình Phước,…và trên toàn quốc, cũng như các đối tác nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,…

Thành phần của nước thải từ các nhà máy dệt nhuộm

Dưới đây là bảng thành phần các hóa chất gây ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm chưa qua xử lý.

Chỉ tiêu

Đơn vịNồng độ
pH8,6 – 9,8
Nhiệt độoC70
Độ màuPt-Co350 – 3710
SSmg/L69 – 380
CODmgO2/L360 – 2448
BOD5mgO2/L200 – 1450
tổng Nitomg/L22 – 43
Tổng Photphomg/L0,9 – 37,2
Cr6+mg/L0,093 – 0,364
Pbmg/LKPH-0,007
Cdmg/LKPH-0,00025
Hgmg/LKPH
Asmg/LKPH-0,013

Nguồn: Centema 2010

Nước thải dệt nhuộm là loại nước thải có nhiệt độ và độ PH cao ngoài ra còn có hàm lượng các hóa chất gây ô nhiễm lớn hơn nhiều lần mức cho phép được xả ra ngoài nguồn tiếp nhận nước thải, ngoài ra trong nước thải còn có phẩm màu, mùi hôi, dầu mỡ,… do nồng độ, tính chất, đặc điểm của loại nước thải này thay đỗi còn tùy thuộc vào loại phẩm màu cần nhuộm, tính chất của loại thuốc nhuộm cũng như các loại hóa chất được sử dụng trong quá trình nhuộm.

Thành phần hóa chất của nước thải cũng phức tạp chứa nhiều loại hóa chất cũng như tồn tại trong môi trường ở nhiều dạng như dạng nước, dạng rắn, dạng khí,… như dầu, nito, bụi bẩn, hồ tinh bột, H2SO4, NaOCl, CH3COOH, NaOH, H2O2, Na2CO3, Na2SO3 , chất tẩy màu,… Nồng độ BOD, COD trong nước thải cũng rất cao do vậy hệ thống xử lý cho loại nước thải này cần phải trải qua nhiều giai đoạn xử lý nên cần nhiều sự đầu tư về chi phí cũng như công sức cho hệ thống do vậy nước thải từ các nhà máy dệt nhuộm là một trong các loại nước thải mà các công ty xử lý nước thải khó được xử lý một các triệt để.

Tiêu chuẩn nước thải dệt nhuộm sau xử lý cho phép xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được quy định rõ ràng trong tài liệu quy chuẩn QCVN 13-2015-BTNMT,   

Nguồn gốc của nước thải dệt nhuộm

  • Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất như hồ tinh bột, H2SO4, CH3(COOH), H2O2, NaOH, NaOCl, Na2SO3, Na2CO3,… cũng là nguồn gốc sinh ra các hóa chất ô nhiễm cho môi trường.
  • Công đoạn hồ sợi, giũ hồ có sử dụng các loại hóa chất như tinh bột, đường glucose, polyvinyl alcol, carboxy metyl xelulo, nhựa, chất béo và sáp trong đó các có chất béo là loại hóa chất ô nhiễm tốn hao nhiều công sức cũng như chi phí để xử lý triệt để.
  • Công đoạn tẩy : sử dụng NaOH, chất sáp và dầu mỡ, … để tẩy vải trong quá trình nhuộm vải sinh ra các dầu mỡ trong hóa chất ô nhiễm và làm tăng chỉ số BOD.
  • Công đoạn tẩy trắng vải làm nước thải có độ kiềm cao quá mức cho phép ngoài ra còn làm tăng chỉ số BOD trong nước thải.
  • Công đoạn nhuộm : đây là công đoạn mang lại hóa chất ô nhiễm gây tác hại nghiêm trọng nhất có trong nước thải, tùy theo loại màu, tính chất màu nhuộm,… mà nước thải dệt nhuộm có độ màu rất cao, BOD và cả tổng chất thải rắn lơ lửng trong nước thải cũng cao theo.
  • Quy trình hoàn thiện là công đoạn cuối cùng khi sản phẩm chuẩn bị hoàn thành sẽ làm nước thải phát sinh hóa chất dạng dầu mỡ, TS,…

Lượng nước tiêu thụ cho quá trình nhuộm và hoàn thành một số loại vải

Loại vảiLượng nước tiêu thụ (m3 / tấn sản phẩm)
Vải Cotton80 – 240
Vải cotton dệt thoi70 – 180
Len100 – 250
Vải polyacrylic10 – 70
Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm
Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Ảnh hưởng của nước thải dệt nhuộm đến môi trường xung quanh

  • Nước thải dệt nhuộm có độ kiềm rất cao do vậy làm tăng độ PH có trong nguồn nước tiếp nhận xả thải, ảnh hưởng rất lớn đến với các loài sinh vật sống trong nước.
  • Nồng độ muối có trong nước thải dệt nhuộm lớn làm tăng hàm lượng chất thải rắn có trong nước thải, gây ô nhiễm, độc hại cho các loài sinh vật sống trong nước do áp suất thẩm thấu trong nước tăng ảnh hưởng đến quá trình trau đỗi chất của tế bào của các sinh vật thủy sinh.
  • Lượng oxy hòa tan trong nước giảm do nồng độ ô nhiễm của các hóa chất hữu cơ trong nước thải cao cũng làm ảnh hưởng đến các sinh vật thủy sinh. Ngoài ra lượng BOD và COD trong nước thải dệt nhuộm tăng cao cũng gây ra hậu quả tương tự.
  • Lượng thuốc nhuộm có trong nước thải có phẩm màu làm cho nguồn nước ở nơi tiếp nhận xả thải bị nhiễm màu làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các sinh vật thủy sinh. Ngoài ra các chất độc kim loại nặng, các hợp chất halogen hữu cơ gây tích tụ trong cơ thể của sinh vật và con người trong thời gian dài, gây ra các bệnh mãn tính nguy hiểm cho con người và sinh vật thủy sinh.

Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Dưới đây là các phương pháp xử lý nước thải ngành dệt nhuộm, bao gồm nhiều quá trình công đoạn liên tục, mỗi công đoạn có hiệu quả với từng loại hóa chất ô nhiễm có trong nước thải, một hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đạt tiêu chuẩn phải đáp ứng được các yêu cầu lọc bỏ được các thành phần cặn bả, gây ô nhiễm như phẩm màu, mùi, kim loại nặng, chất rắn lơ lửng, COD, BOD,…

  • Phương pháp cơ học: sử dụng song chắn rác để lọc các loại chất thải thô, có kích thước lớn ra khỏi nước thải
  • Phương pháp hóa học: bằng các phản ứng hóa học có tác dụng trung hòa học oxy hóa các hóa chất độc hại có trong nước thải. Các quá trình có trong phương pháp hóa học như : keo tụ tạo bông, oxy hóa bậc cao, khử trùng,…
  • Phương pháp hóa lý là phương pháp kết hợp giửa quá trình keo tụ tạo bông, tuyển nổi, lắng, lọc bằng cát và than hoạt tính nhằm loại bỏ các chất thải dạng rắn không hòa tan, phẩm màu, các chất hữu cơ hòa tan và kim loại nặng có trong nước thải.
  • Phương pháp sinh học: Áp dụng vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải nhằm giảm lượng BOD, COD có trong nước thải. Phương pháp sinh học bao gồm các quá trình xử lý kỵ khí, thiếu khi, hiếu khí,… tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại nước thải dệt nhuộm khác nhau.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm phổ biến

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Xem thêm bài viết sau : Quy trình xử lý nước thải công nghiệp

  • Nước thải từ đầu vào của hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm có nhiệt độ cao được đưa vào hố thu, một phần bùn sẽ được tách lọc lại đưa vào bể chứa bùn, nước thải sẽ được đưa vào tháp giải nhiệt để xử lý.
  • Tháp giải nhiệt có tác dụng làm giảm nhiệt độ của nước thải xuống thấp hơn 40 oC để có thể xử lý trong các công đoạn áp dụng phương pháp sinh học, nước thải được tiếp tục truyền dẫn vào bể điều hòa.
  • Bể điều hòa có tác dụng điều hòa, điều chỉnh lưu lượng dòng chảy của nước thải sao cho phù hợp với yêu cầu và công suất của cả hệ thống xử lý nước thải. Từ đây nước thải sẽ được bắt đầu đưa vào hệ thống xử lý nước.
  • Bể phản ứng là công đoạn tiếp theo của hệ thống xử lý, bể này có các hóa chất keo tụ như PAC và phèn sắt được châm thêm vào bể với liều lượng phù hợp và được kiểm tra và vận hành bởi các thiết bị điện tử. Các hóa chất được hòa tan và trộn đều trong nước thải, tương tác với nhau. Hỗn hợp nước thải này sau đó được truyền dẫn qua bể keo tụ tạo bông để tiếp tục quá trình xử lý.
  • Bể keo tụ tạo bông được sử dụng nhiều cho các loại hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm bằng cách bơm vào các hóa chất NaOH có tác dụng điều chỉnh độ PH của nước thải về trị số tốt nhất (khoảng từ 6 đến 6.5), ngoài ra còn có các hóa chất hỗ trợ keo tụ như PAC để lọc, loại bỏ các chất thải rắn, phẩm màu, các chất rắn lơ lửng cao,…
  • Giai đoạn tiếp theo của hệ thống xử lý là bể lắng hóa lý được dùng để tách các chất rắn, bông cặn được tạo thành từ quá trình keo tụ tạo bông phía trước, bùn được lắng lại trong hố thu sẽ được đưa vào bể chứa bùn hóa lý, còn nước thải được truyền dẫn qua giai đoạn tiếp theo là bể sinh học MBBR để tiếp tục được xử lý.
  • Tại bể sinh học MBBR, sử dụng các loại giá thể vi sinh mbbr kết hợp với máy thổi khí có tác dụng trộn đều các giá thể vi sinh đi khắp bể sinh học. Vi sinh vật sẽ bám trên bề mặt của giá thể để phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, từ đó giúp hệ thống đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Giai đoạn tiếp theo là bể lắng sinh học có tác dụng lọc, lắng lại các chất thải dạng rắn không hòa tan có trong nước thải, bùn sẽ được lắng lại xuống đáy bể và sau đó được truyền qua bể metan sau đó được đưa qua máy ép bùn và mang ra ngoài xử lý.
  • Phần lớn nước thải dệt nhuộm được tiếp tục truyền dẫn qua bể trung gian, tại đây sẽ diển ra quá trình khử phẩm màu với sự hỗ trợ bởi các loại hóa chất, ngoài ra còn có tác dụng làm giảm COD trong nước thải. Nước thải sẽ được truyền dẫn tiếp đến giai đoạn sau là bể lọc áp lực.
  • Bể lọc áp lực loại bỏ các chất rắn hòa tan và không hòa tan, các chất cặn bả có trong nước thải ở gian đoạn này đều được xử lý triệt để, nước sạch hơn sau khi qua hệ thống này.

Trên đây là quy trình xử lý nước thải dệt nhuộm mà các nhà máy dệt nhuộm thường hay áp dụng cho hệ thống xử lý nước thải của mình.

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm – Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE​

Với hơn nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngủ chuyên gia kỹ thuật, Công ty Môi Trường Sài Gòn SGE đã tư vấn, thiết kế, thi công và nâng cấp, cải tạo các công trình xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất cho rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng nhu cầu phù hợp nhất cho quý khách: Hotline 0985 802 803 ngay hôm nay nhé.

Liên hệ ngay với chúng tôi

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN