Dịch vụ xin giấy phép khai thác nước ngầm

Rate this post

Giấy phép khai thác nước ngầm là một loại hồ sơ môi trường mà các doanh nghiệp cần phải xin trước khi bắt đầu tiến hành khai thác mạch nước ngầm… Các thông tin liên quan đến loại hồ sơ này như đối tượng cần xin giấy phép, quy trình xin giấy phép, thời hạn,…. tất cả các thông tin trên sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết bên dưới, quý khách hàng có nhu cầu hay cần quan tâm đến thông tin này hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết này nhé.

Công ty Môi Trường Sài Gòn là công ty tư vấn môi trường, công ty xử lý môi trường, cung cấp giải pháp quản lý và xử lý môi trường chuyên nghiệp. Môi Trường Sài Gòn đã tư vấn quản lý môi trường, tư vấn thiết kế, tổ chức thi công các công trình hệ thống xử lý khí thải, xử lý nước thải, xử lý nước cấp và xử lý rác thải cho nhiều công ty, nhà máy xí nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trên khắp cả nước. Với kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia quản lý và kỹ thuật chuyên sâu, Môi Trường Sài Gòn cung cấp giải pháp quản lý và xử lý môi trường uy tín, chuyên nghiệp với chi phí tối ưu nhất.

Giấy phép khai thác nước ngầm là gì ?

Chất lượng nguồn nước ngầm
Chất lượng nguồn nước ngầm

Giấy phép khai thác nước ngầm là hồ sơ cần thiết của doanh nghiệp khi khai thác nước ngầm, tạo điều kiện cho nhà Nước có thể theo dõi, quản lý để đưa ra phương án điều chỉnh, bảo vệ nguồn nước.

1. Vì sao phải xin giấy phép khai thác nước ngầm ?

Hình ảnh sụt lún do không xin phép khai thác nước ngầm

Với tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng là tình trạng lún, sụt trên bề mặt, cũng như tài nguyên nước như cạn kiệt nguồn nước sạch. Có thể thấy rõ hiện tượng này qua việc nhiều tòa nhà tại đây đã, đang và sẽ bị lún, nứt khá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề tới đời sống người dân trong khu vực.

Ngoài lún sụt bề mặt, do bị khoan và khai thác bừa bãi, nguồn nước ngầm ngày càng ô nhiễm. Đặc biệt là các giếng đã khai thác xong hoặc không sử dụng, lại không được trám lấp càng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, bởi các chất độc hại như amoni, thạch tín, nước rác, nước thải… sẽ theo các giếng này xâm nhập vào lòng đất. Ở nhiều nơi, chất lượng nước ngầm không ổn định. Có lúc hàm lượng các chất độc hại trong nước khi xét nghiệm bảo đảm mức cho phép, nhưng, ngay sau đó cũng loại nước đó khi xét nghiệm lại cho các chỉ số cao hơn mức cho phép nhiều lần, khiến cho công tác quản lý chất lượng nước rất khó khăn.

Do đó, việc khai thác nước ngầm đang được nhà nước quản lý và xem xét rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp muốn khai thác nước ngầm cần phải xin phép với hồ sơ xin phép khai thác nước ngầm.

Để đăng ký giấy phép khai thác nước ngầm nhanh chóng, quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Môi Trường Sài Gòn, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hướng dẫn cho doanh nghiệp Lập hồ sơ xin giấy phép đăng ký khai thác nước ngầm với chi phí thấp nhất. Hotline: 0985 802 803.

2. Căn cứ pháp lý đến đăng ký giấy phép khai thác sử dụng nước ngầm

– Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13
– Nghị định Số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Tài nguyên nước.
– Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

– Thông tư 27/2014/BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành ngày 30/5/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Hình ảnh sụt lún do không xin phép khai thác nước ngầm
Hình ảnh sụt lún do không xin phép khai thác nước ngầm

3. Đối tượng phải làm giấy phép khai thác nước ngầm

– Tất cả các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các cơ sở hạ tầng, dịch vụ có nhu cầu đều phải xin giấy phép khai thác nước ngầm.

– Các doanh nghiệp, cơ sở đang sử dụng nước ngầm mà chưa có giấy phép khai thác nước ngầm.

Chú ý: Định kỳ 6 tháng/lần tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang sử dụng hoặc có công trình sử dụng nước ngầm phải tiến hành làm báo cáo tình hình sử dụng nước ngầm.

Có lẻ bạn sẽ thích xem thêm bài viết : Dịch vụ lập kế hoạch bảo vệ môi trường

4. Quy trình công việc thực hiện việc đăng ký giấy phép khai thác sử dụng nước ngầm

– Xác định địa điểm, công suất khu vực cần khai thác
– Khảo sát, thu thập số liệu, địa hình, địa mạo, điều kiện địa lý, khí hậu thủy văn
– Xác định điều kiện kinh tế xã hội môi trường, tại khu vực khai thác.
– Xác định thông số về các đặc điểm địa chất, thủy văn gây ảnh hưởng đến khai thác nước ngầm.
– Thu mẫu nước phân tích tại phòng thí nghiệm.
– Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước.
– Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình theo tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo tọa độ VN 2000.
– Tính toán dự báo mức nước hạ thấp.
– Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế.
– Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước.
– Hoàn thành lập hồ sơ xin khai thác nước ngầm.
– Trình nộp cơ quan chức năng. (Sở Tài Nguyên Môi Trường)

5. Trình tự cấp giấy phép khai thác nước ngầm

a) Trình tự thực hiện:
– Bước 1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm lập hồ sơ đầy đủ và nộp hồ sơ, lệ phí tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ, viết phiếu hẹn trả và chuyển bộ phận chuyên môn thụ lý sau đó tiếp nhận kết quả đã giải quyết.

– Bước 3: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

– Bước 4: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Bộ phận nhận và trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường của từng khu vực hoạt động.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép (Bản chính);
– Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước ngầm (Bản chính)
– Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước ngầm kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác;
– Báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước ngầm đang hoạt động (Bản chính)
– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (Bản chính)
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước ngầm, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
* Số lượng hồ sơ: 02 bộ

>> Bạn nên xem thêm : Lập báo cáo ĐTM (lập báo cáo đánh giá tác động môi trường)

Giấy phép khai thác nước ngầm
Giấy phép khai thác nước ngầm

d) Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ .

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
– Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường
– Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Sở, ngành và địa phương liên quan.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép, Quyết định hành chính.

h) Lệ phí:
– Đối với đề án, báo cáo khai thác nước ngầm có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm: 150.000 đồng/1 báo cáo.
– Đối với đề án, báo cáo khai thác nước ngầm có lưu lượng nước từ 200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 400.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
– Đối với đề án, báo cáo khai thác nước ngầm có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 950.000 đồng/1 đề án, báo cáo.
– Đối với đề án khai thác nước ngầm có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 1.500.000 đồng/1 đề án, báo cáo.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước ngầm (mẫu số 03).
– Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước ngầm (mẫu số 25).
– Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác (mẫu số 26).
– Báo cáo hiện trạng khai thác nước ngầm (mẫu số 27).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định (nếu cần thiết).
– Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.

Với hơn 6 năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngủ chuyên gia tư vấn môi trường chuyên nghiệp, Môi Trường Sài Gòn SGE đã tư vấn các phương án tối ưu cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành về các vấn đề môi trường, hoàn thành hồ sơ trình nộp lên cơ quan chức năng và đã nhận được quyết định phê các hồ sơ môi trường theo đúng chuẩn mực và tiến độ đề ra.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng nhu cầu phù hợp nhất cho quý khách: Hotline 0985 802 803

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN

🏬 Địa chỉ: 822/23/16 Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

📲 Điện thoại: 0985.802.803 - 0909.997.365

📣 Zalo: 0909.997.365

📧 Email: xulymoitruongsg.vn@gmail.com

🌎 Website: https://xulymoitruongsg.vn